Nghịch lý: Các ngân hàng "hot" ở phố Wall bị nhân tài Trung Quốc coi là hạng ba, không thể tuyển người dù đưa ra mức lương cao gấp rưỡi
Được biết, tại Mỹ, các ngân hàng đầu tư lớn nhất Phố Wall từ chối khoảng 95% hồ sơ xin việc. Còn Trung Quốc thì mang đến điều ngược lại.
- 07-07-2019Ngân hàng Trung ương các nước tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ
- 03-07-2019Mark Zuckerberg liệu có biến Libra thành "ngân hàng ngầm" cho rửa tiền?
- 03-07-2019Thảm cảnh của ngân hàng Deutsche Bank: Văn phòng trống trơn, ngổn ngang giấy tờ, nhân viên ra ngoài uống bia dù đang là giữa buổi sáng, sếp thờ ơ không quan tâm
- 26-06-2019Ngân hàng UBS khiến dân mạng sôi sục vì sử dụng cụm từ "con lợn Trung Quốc"
Dù các ngân hàng quốc tế đang tăng cường nỗ lực phát triển ở nền kinh tế lớn nhất châu Á, nhưng nhân tài ở khu vực này lại có xu hướng thích làm việc tại những công ty được nhà nước hậu thuẫn, như China Internaltional Capital Corp (CICC) và Citic Securities. Ngay cả những lời hứa hẹn về mức lương hấp dẫn không phải lúc nào cũng hiệu quả, bởi các công ty đối thủ ở địa phương lại mang đến cho những nhân tài này cam kết về hoa hồng một lần (one-time commission).
Tình trạng khó khăn trong việc tuyển dụng nhân tài đã ảnh hưởng đến nỗ lực của các ngân hàng nước ngoài khi khai thác thị trường tài chính Trung Quốc đang dần mở cửa. Một trở ngại khác mà họ phải đối mặt là sự cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ trong nước, cùng lúc đó phải "chiến đấu" để có được một chút gì đó của "miếng bánh" trị giá 44 nghìn tỷ USD.
Christian Brun, CEO của công ty tìm kiếm nhân sự Wellesley Partners - đã tuyển dụng các nhân viên ngân hàng tại châu Á trong 2 thập kỷ, cho hay: "Nhiều ứng viên không để tâm đến việc gia nhập vào những tổ chức mà họ coi là 'hạng ba' tại Trung Quốc." Ngoài ra, nhóm đáp ứng được yêu cầu của các ngân hàng nước ngoài khá hạn chế, bởi họ đòi hỏi khả năng về ngôn ngữ và kiến thức về tiêu chuẩn đánh giá quốc tế, Brun cho hay. Hơn nữa, thái độ thiếu cởi mở của những nhân viên các tổ chức lớn ở Trung Quốc cũng khiến họ áp lực hơn.
Brun và nhóm của ông đã cố gắng phỏng vấn hơn 120 ứng viên cho các vị trí tại những ngân hàng nước ngoài ở Trung Quốc từ tháng 10. Tuy nhiên, 1/5 trong số đó lại có thái độ thờ ơ, trong khi những người sẵn sàng phỏng vấn lại không thuộc nhóm những nhân tài được đánh giá cao. Điều này thể hiện sự khác biệt rõ rệt với Mỹ và Anh, nơi các vị trí ở những ngân hàng quốc tế, trong đó có Goldman Sachs, UBS và Morgan Stanley, lại được các chuyên gia tài chính tìm kiếm nhiều nhất.
Các ngân hàng nước ngoài vẫn tiếp tục quá trình tuyển dụng và mở rộng ở Trung Quốc, nhưng cơ hội bị hạn chế khiến họ phải tách lẻ hoạt động tuyển dụng: thực hiện tại địa phương, tìm kiếm nhân sự ngay trong công ty, phát triển nhân tài nội bộ hay thậm chí là luân chuyển các nhân sự ở nơi khác đến.
Theo nguồn tin thân cận, kể từ năm 2016, UBS đã chuyển 54 nhân viên từ Hồng Kông sang Trung Quốc, trong đó có 20 nhân viên thuộc ngân hàng đầu tư. HSBC cho biết, số lượng nhân viên tại liên doanh chứng khoán địa phương - HSBC Qianhai Securites, đã tăng lên hơn 170 người tại các chi nhánh ở Thâm Quyến, Bắc Kinh và Thượng Hải kể từ khi thành lập vào tháng 12/2017 với đội ngũ 100 người. Morgan Stanley, Goldman Sachs, JPMorgan, UBS, Credit Suisse không đưa ra bình luận.
Một cộng tác viên làm việc tại một công ty môi giới Trung Quốc trong 2 năm đã được một ngân hàng đầu tư toàn cầu ngỏ lời về cơ hội làm việc tại chi nhánh ở Bắc Kinh vào giữa năm 2018. Sau quá trình phỏng vấn và kiểm tra kéo dài 6 tháng, ứng viên này cảm thấy chán nản dù vị trí này sẽ nâng mức thưởng trước thuế của anh lên 30%. Số tiền thưởng đó tương đương với khoản tiền lương được trả khi làm ngoài giờ của anh tại công ty cũ. Thế nhưng, người này lại thấy thực hiện giao dịch với trang phục của ngân hàng địa phương sẽ dễ dàng hơn.
Theo Bloomberg, lợi nhuận của các ngân hàng nước ngoài vẫn thấp hơn những công ty lớn nhất của Trung Quốc. UBS Trung Quốc đã báo cáo về khoản lỗ 66 triệu NDT (9,6 triệu USD) vào năm ngoái, còn Citigroup Trung Quốc thu về 2,6 tỷ USD lợi nhuận. Công ty môi giới lớn nhất Trung Quốc, Citic Securies tạo ra khoản lợi nhuận là 9,4 tỷ USD trong năm 2018.
Trong những tuần gần đây, tình trạng khó khăn mà các ngân hàng quốc tế gặp phải còn trở nên rõ ràng hơn, khi UBS phải đối mặt với làn sóng phẫn nộ ở Trung Quốc, sau khi 1 chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng này vạ miệng khi bình luận về giá thịt lợn.
Eric Zhu, quản lý tại trụ sở ở Thượng Hải của nhà tuyển dụng toàn cầu Morgan McKinley, cho biết ông lo ngại về việc liệu các liên doanh có thể "làm ăn" được hay không, bởi chi phí điều hành một doanh nghiệp Trung Quốc lại không hề thấp. Zhu cho hay, các công ty quốc tế thường không ngại trả thêm 30% chi phí tuyển dụng, nhưng "có một khúc mắc lớn về sự bền vững trong khoản đầu tư vào Trung Quốc của họ."
Những thách thức trong quá trình tuyển dụng không chỉ dừng lại trong mảng ngân hàng đầu tư. Jason Tan, giám đốc của công ty tuyển dụng Kelly Services ở Thượng Hải, lấy ví dụ về một nhân viên bộ phận quản lý tài sản có trụ sở tại Trung Quốc. Người này đã làm việc tại CICC hơn 10 năm và nhận được lời mời làm việc của một ngân hàng nước ngoài vào năm ngoái. Dù được đề nghị tăng 60% lương cơ bản, Tan cho biết người này vẫn không nhận lời, bởi cô không chắc chắn về tổng số tiền thưởng có cao hơn mức 2 triệu NDT mà cô nhận được hàng năm tại CICC.
Trong khi các ngân hàng nước ngoài có thể đưa ra mức lương cao hơn, thì các công ty địa phương - thường có các sản phẩm phong phú và đa dạng hơn, đôi khi có thể cho phép các nhân viên kiếm nhiều tiền hơn bằng cách chia sẻ hoa hồng một lần từ các bộ phận khác, thông qua cách thức bán chéo.