Nghịch lý đang xảy ra: Quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn thứ hai thế giới phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung
Theo hãng thông tấn DW (Đức), do nguồn cung cấp khí đốt không đủ, các trường học và cơ quan nhà nước tại Iran đã phải đóng cửa vào mùa đông năm nay. Mặc dù vậy, quốc gia này có trữ lượng khí đốt lớn thứ hai thế giới và đang có nguyện vọng xuất khẩu sang châu Âu.
- 24-01-2023Ngày này năm xưa: 24/1, ‘cơn sốt vàng’ bùng nổ, làm đổi vận cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới
- 22-01-2023Thầy của Warren Buffett: Áp dụng 8 nguyên tắc này, đầu tư chứng khoán ‘chỉ thắng không thua’
- 22-01-2023Kiếm tiền ‘tại nhà’ không cần vốn mà lợi nhuận ‘sương sương’ 120 triệu đồng, sau Tết phải thử ngay
Đầu tháng 9/2022, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Owji đã cảnh báo về một mùa đông lạnh giá và khả năng thiếu khí đốt. Nhưng ông đang nói đến vấn đề của người châu Âu chứ không phải của người dân Iran. Theo ông Owji, các hoạt động sản xuất công nghiệp và các hộ gia đình ở châu Âu sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng giảm nguồn cung khí đốt từ Nga do các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Vào thời điểm đó, Iran tự cung cấp nguồn khí đốt tự nhiên và nhận thấy vị thế của mình được củng cố trong các cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani vào đầu tháng 9/2022 cho biết: "Chúng tôi có trữ lượng khí đốt lớn thứ hai thế giới và có thể cung cấp cho châu Âu", nhưng trước khi điều đó có thể xảy ra, các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với Iran sẽ phải được dỡ bỏ.
Tuy nhiên, Iran sau đó đã không đáp ứng yêu cầu của các nhà đàm phán về việc hợp tác chặt chẽ hơn với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), và kế hoạch của Tehran đã thất bại. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu hiện đã lắng dịu. Các nhà chức trách Đức nói rằng nguồn cung hiện ổn định, mặc dù Đức là quốc gia phụ thuộc đặc biệt vào khí đốt của Nga trước khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra.
Ngoài ra, khoảng 3 tháng sau, một vấn đề quen thuộc đã lại xảy ở Iran: tình trạng thiếu khí đốt do cơ sở hạ tầng xuống cấp.
‘Hãy mặc ấm hơn khi ở nhà'
Bộ Dầu khí Iran đã xác nhận nước này đang gặp sự cố kỹ thuật với việc sản xuất khí đốt. Đầu tuần trước, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Owji đã cảnh báo người dân cần tiết kiệm nguồn cung.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Shana chuyên đưa tin về ngành công nghiệp, ông Owji khuyên người dân nên "mặc ấm hơn khi ở nhà và giảm mức tiêu thụ... những người sử dụng quá nhiều khí đốt có thể sẽ bị cắt nguồn cung".
Ngày 12/1, chính quyền ở một tỉnh phía đông bắc Iran đã đóng cửa tất cả các văn phòng cho đến ngày 14/1 để tiết kiệm điện và khí đốt.
Các vấn đề kỹ thuật gây khó khăn cho việc sản xuất khí đốt của Iran. Ảnh: AP
Kể từ giữa tháng 12 năm ngoái, các cơ quan nhà nước và trường học ở nhiều tỉnh trên khắp đất nước 84 triệu dân này đã phải đóng cửa hàng tuần liền để tiết kiệm khí đốt. Tuy nhiên, việc mặc ấm hơn ở nhà là một điều không bình thường đối với những người dân vốn đã quen với việc sưởi ấm nhà bằng khí đốt rẻ tiền.
Theo DW, Iran có thể có trữ lượng năng lượng rất lớn, nhưng nước này có xu hướng sử dụng chúng không hiệu quả.
Thời tiết lạnh giá ở Tehran khiến nguồn cung cấp khí đốt trở nên căng thẳng. Ảnh: ZUMA Press Wire
Iran cũng phải vật lộn với mức tiêu thụ năng lượng cao trong hầu hết các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành sắt, thép và xi măng. Theo Viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên Liên bang Đức, Iran đứng thứ 4 trong danh sách các quốc gia tiêu thụ khí đốt cao nhất thế giới năm 2020, chỉ sau Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Cạnh tranh hay hợp tác với Nga?
Tehran và Mátxcơva có kế hoạch hợp tác chặt chẽ hơn để đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ mà cả hai nước đều phải đối mặt. Tháng 7/2022, công ty năng lượng Nga Gazprom đã ký thỏa thuận hợp tác trị giá 40 tỷ USD với công ty dầu mỏ NIOC của Iran để giúp công ty này phát triển 2 mỏ khí đốt và 6 mỏ dầu.
Trên thực tế, Nga đã cung cấp dầu và khí đốt với mức chiết khấu đáng kể cho các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ - tất cả các khách hàng truyền thống của Iran. Ví dụ, Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã nhập khẩu khí đốt từ Iran, nhưng hiện đang đàm phán giảm giá 25% đối với khí đốt từ Nga.
Nhịp sống thị trường