Nghiên cứu 49 năm tiết lộ: Không phải IQ, yếu tố này mới quyết định tương lai con bạn sẽ bay cao bay xa hay là đà mặt đất
Dù sinh ra trong môi trường giàu có hay cơ hàn, nếu muốn thay đổi vận mệnh thì bạn cần có đức tính quan trọng này.
- 24-06-20206 năm đầu là giai đoạn quan trọng nhất cuộc đời, cha mẹ cần có kỹ năng nuôi dạy đúng đắn để trẻ trưởng thành
- 18-06-2020Vì sao tôi khuyên tất cả trẻ em chơi trò cờ tỷ phú? Bởi lẽ nó dạy cho 90% trẻ em về tiền bạc
- 28-05-2020Nuôi dạy con theo tư duy doanh nhân: 3 bài học quý giá cha mẹ dạy con càng sớm trẻ càng thông minh, tương lai càng tươi sáng
"The Up Series" là một bộ phim tài liệu được thực hiện bởi đài BBC. Nó được đánh giá là bộ phim tài liệu vĩ đại nhất nước Anh. Không chỉ vậy trong một chương trình của Channel 4 năm 2005, series này thậm chí còn đứng đầu danh sách 50 phim tài liệu vĩ đại nhất thế giới.
Được biết, nội dung của "The Up Series" quay lại câu chuyện cuộc đời của 14 đứa trẻ khác nhau từ độ tuổi 7 cho đến 56. Các mốc tuổi theo dõi, ghi hình lần lượt là 14, 21, 28, 35, 42, 49 và 56. Trong suốt 49 năm theo dõi, bộ phim tài liệu này đem đến cái nhìn sâu sắc và đầy tính chiêm nghiệm cho khán giả thông qua câu hỏi: "Điều gì đã xảy ra với số phận của con người khi họ trải qua những phương pháp giáo dục không giống nhau?".
Bộ phim tài liệu "The Up Series".
Mỗi đứa trẻ trong bộ phim này đều có xuất phát điểm rất vô tư và hồn nhiên. Tuy nhiên dưới những môi trường, thái độ sống, cách giáo dục khác nhau thì khi trưởng thành, số phận mỗi người một khác. Có người lớn lên thành công nhưng cũng có người thất bại, trở thành kẻ lang thang, thất nghiệp.
Sau 8 phần phim, đạo diễn của "The Up Series" phát hiện ra rằng: Dù giàu hay nghèo, nếu muốn thay đổi vận mệnh thì con đường ngắn nhất chính là: Tính tự giác, tự kỷ luật! Nếu không có tính tự giác thì dù có nền tảng tốt từ nhỏ, trẻ cũng khó lòng thành công.
Tính tự giác không tự sinh ra mà cần qua quá trình dạy dỗ của cha mẹ
Kỷ luật tự giác quyết định tầm cao của cuộc sống. Những đứa trẻ không có kỷ luật tự giác sẽ khó có thể tự do trong tương lai. Được biết, từ 0-6 tuổi là giai đoạn quan trọng để trẻ hình thành những hành vi tốt. Không có đứa trẻ nào sinh ra đã có tính tự giác mà thói quen này cần được cha mẹ vun đắp ngay từ khi còn nhỏ.
Tại Trung Quốc từng có một chương trình truyền hình thực tế, nêu lên một số vấn đề ở trẻ như kém tập trung, không có khái niệm về thời gian, không có tính tự giác. Nhân vật xuất hiện trong chương trình là một bé gái tiểu học. Trong khi cô bé đang ngồi chơi thì người mẹ liên tục nhắc con về việc làm bài tập về nhà trong vòng 5 phút nữa.
Người mẹ liên tục nhìn vào đồng hồ để nhắc con.
Khi đứa trẻ đang chuẩn bị dọn dẹp, người mẹ vừa chỉ vào đồng hồ vừa nói: "Bây giờ là mấy giờ? Bây giờ phải làm gì?". Khi ở nhà, cô bé này có vẻ ngoan ngoãn và rất tự giác nghe lời mẹ nhưng khi đi học, đức tính này bỗng biến mất. Chuyên gia nuôi dạy trẻ sau đó chỉ ra, việc trẻ mất đi tính tự giác là bởi bị bố mẹ kiểm soát quá mức.
Việc người mẹ luôn theo dõi con mọi lúc sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy rằng: Dù sao đi nữa, mẹ đã giúp mình lên kế hoạch mọi thứ. Bên cạnh đó, việc đưa bao bọc quá mức trong một thời gian dài cũng sẽ khiến trẻ mất đi tính tự giác, dễ mất phương hướng nếu không được bố mẹ chăm lo nữa.
Neil của "Theo Up Series" chính là một trường hợp như vậy. Neil sinh ra trong tầng lớp trung lưu, có bố và mẹ đều là giáo viên. Ngay từ khi còn nhỏ, chàng trai này đã được bố mẹ định hướng nghề nghiệp sẵn, đó là trở thành giảng viên đại học hoặc quản lý ngân hàng.
Để con có thể hoàn thành mục tiêu, bố mẹ Neil không bắt anh phải động tay, động chân vào bất cứ việc gì, ngoại trừ việc học. Anh cũng không được dạy bất cứ một thứ gì khác ngoài xã hội.
Neil có xuất thân tốt nhưng cuộc đời lại bi kịch khi trưởng thành.
Vào năm 21 tuổi, do áp lực từ việc học và gia đình, Neil thi vào một trường đại học cách xa nhà để trốn tránh sự quản thúc của bố mẹ. Tuy nhiên chưa đầy một năm sau, Neil bỏ học và làm công nhân ngắn hạn cho một công trường xây dựng. Do sự kỳ vọng và bao bọc quá mức của bố mẹ trong một thời gian dài mà khi bước vào xã hội, Neil mất đi tính tự giác, đồng thời hoảng loạn tinh thần.
Anh liên tục gặp thất bại, cảm thấy mình thấp kém hơn bạn bè - dẫn đến tình trạng lo âu, sợ sệt xã hội, không dám lập gia đình, sinh con. Cuối cùng, Neil mắc bệnh tâm thần. Anh trở thành một kẻ lang thang, thất nghiệp và phải dựa vào trợ cấp để sống qua ngày.
Neil ngày bé và khi trung niên.
Nếu muốn trẻ học được tính tự giác, cha mẹ cần phải có sự dạy dỗ đúng đắn
Một bà mẹ ở Trung Quốc cho biết, chị lắp camera trong phòng của con để giám sát việc học thường xuyên. Chỉ cần con có biểu hiện mất tập trung, chị sẽ quát ngay lập tức. Cũng giống như bé gái bên trên, con trai chị cũng rất ngoan khi ở nhà nhưng đến trường lại khác hẳn.
Đó là bởi những đứa trẻ bị giám sát lâu ngày sẽ không học được tính tự giác. Nếu muốn con học được đức tính này, bố mẹ cần học cách nhẫn nhịn, quan sát khi con phạm lỗi nhưng không được can thiệp. Về bản chất, trong khái niệm "tự giác", "tự kỷ luật" bao gồm cả sự tự do. Hãy cho trẻ sự tự do nhưng phải là tự do trong khuôn khổ, không phải việc phóng túng, buông thả bản thân. Bố mẹ cần cho con tự phát triển và can thiệp, giúp đỡ con trong thời điểm thích hợp.
Bên cạnh đó, các quy tắc là cần thiết. Chẳng hạn như phải làm xong bài tập thì mới đưa xem tivi, không làm việc riêng trong giờ học,... Bố mẹ có thể đưa ra hình phạt nếu con không tuân thủ quy tắc và khích lệ, ngợi khen nếu con làm tốt. Sau một thời gian dài thực hiện các quy tắc, dần dần trẻ hình thành thói quen và sau đó chuyển thành tính tự giác.
Một điều quan trọng nhất, đó là chính bố mẹ cũng phải sống tự giác và kỷ luật. Bởi trẻ nhỏ luôn quan sát mọi thứ và có xu hướng bắt chước cha mẹ của mình. Nếu bạn không có đức tính tốt này thì con khó lòng mà noi theo.
Nguồn: Sohu
Pháp luật và Bạn đọc