Nghiên cứu 600 triệu phú, đây là 2 cách giúp họ phát triển bản thân mà ngay cả bạn cũng có thể thực hiện được
Dù thành công ở những lĩnh vực khác nhau nhưng các triệu phú trên thế giới đều có chung những tính cách nổi bật: kỷ luật, tập trung, kiên cường và tính kiên trì thực hiện.
- 17-05-2019"Người nghèo đừng tìm người thân, ngựa yếu đừng vào binh trại”: Khi bạn nghèo, coi thường bạn đầu tiên không ai khác chính là những người thân thiết nhất của mình
- 17-05-2019Chàng trai trở thành triệu phú khi mới 26 tuổi: Bí quyết kiếm tiền của tôi là làm chủ 9 nguyên tắc giao tiếp cực đơn giản nhưng đắt giá không ngờ
- 15-05-2019Tỷ phú Jeff Bezos: Người thông minh sẽ đưa ra quyết định hoàn toàn khác biệt so với số đông còn lại
Triệu phú là một từ rất xa vời đối với đại đa số người nhưng những đặc điểm này không nhất thiết là bẩm sinh bởi có hai cách bất cứ ai cũng có thể phát triển chúng.
Đây là nhận định của Sarah Stanley Fallaw, giám đốc nghiên cứu của Viện Thị trường người giàu (Affluent Market Institute) và là đồng tác giả cuốn "Triệu phú nhà bên kế tục: Chiến lược lâu dài để làm giàu" (Tên gốc: The Next Millionaire Next Door: Enduring Strategies for Building Wealth).
Tiếp nối cuốn sách "Triệu phú kế bên" bán chạy nhất năm 1998 do cha của cô là Thomas J. Stanley đồng sáng tác cùng William D. Danko, cuốn "Triệu phú nhà bên kế tục" cũng cung cấp và cập nhật những nghiên cứu mới về triệu phú. Sarah Stanley Fallaw đã đúc kết được rất nhiều phẩm chất quan trọng dựa trên cuộc khảo sát hơn 600 triệu phú tự thân ở Mỹ trong suốt 2 năm từ 2015 đến 2016.
Cách đầu tiên để làm giàu, theo Stanley Fallaw, là nhận thức được hiện tại bạn đang đứng ở đâu.
"Nếu bạn biết rằng bạn có xu hướng đưa ra quyết định cảm tính, trước tiên bạn cần nhận thức và đánh giá điều này và tự hỏi: Khi nào mình có thể đưa ra quyết định mà nó thực sự không mang lại lợi ích tốt nhất cho bản thân mình?", tác giả chia sẻ.
Khi đã xây dựng nhận thức đúng đắn, bạn nên xây dựng các hành vi mới xung quanh các thói quen hiện tại. Stanley Fallaw giới thiệu độc giả cuốn sách Sức mạnh của thói quen của Charles Duhigg để hiểu hơn về việc xây dựng những hành vi mới xung quanh những điều bạn thường không nghĩ tới.
"Ví dụ mà anh ấy đưa ra là những chiếc bánh quy chocolate mà anh luôn ăn vào hằng ngày và đột nhiên anh ấy nhận ra rằng mình đã tăng cân. Thay thế một số hành vi về chế độ ăn uống cũng tương tự trong lĩnh vực tài chính", cô chia sẻ.
Stanley Fallaw nói thêm: "Tôi nghĩ rằng điều đầu tiên mọi người nên biết là bạn có thể mắc một vài thiếu sót trong quá trình thay đổi thói quen. Một số người trong chúng ta cảm thấy khó từ bỏ những thói quen dễ chịu cũ để thích nghi với những thói quen khó khăn mới. Tuy nhiên, thay thế một số hành vi đó bằng những hành vi khác có lợi hơn sẽ là chìa khóa giúp bạn đạt được mục tiêu dài hạn".
Lợi ích của việc đo lường tiến trình hướng tới mục tiêu
Khi xây dựng thói quen mới, có một điều bạn nên chú ý đó là đo lường.
Để đạt được trạng thái hiệu quả tối đa, bạn không chỉ phải chinh phục thử thách có độ khó phù hợp, mà còn đo lường sự tiến bộ gần nhất của mình. Nhà tâm lý học Jonathan Haidt lý giải rằng, một trong những mấu chốt để đạt đến trạng thái dòng chảy đó là “bạn có phản hồi tức thì về hiệu quả thực hiện mỗi bước.”
Theo James Clear, tác giả của cuốn sách "Thói quen nguyên tử", đo lường sự tiến bộ trong quá trình đạt mục tiêu có ba lợi ích: Nó có thể giúp hành vi của bạn rõ ràng hơn, tạo hiệu ứng phụ và mang lại sự hài lòng ngay lập tức.
Trong những lĩnh vực khác của cuộc sống, hình thức đo lường có thể khác nhưng việc đo lường là vô cùng quan trọng để đạt được sự hòa quyện giữa động lực và hạnh phúc. Trong môn tennis, bạn nhận được phản hồi tức thì dựa trên việc bạn có thắng điểm hay không. Bất kể cách đo lường là gì, nếu ta muốn duy trì động lực thì cần phải có một cách nào đó để não bộ hình dung sự tiến bộ. Chúng ta cần có khả năng nhìn thấy những chiến thắng của mình.
Tuy nhiên, khi một số liệu trở thành mục tiêu, nó không còn là một thước đo hiệu quả. Bằng việc trở nên quá tập trung vào việc đo lường, bạn có thể bị ám ảnh và thụt lùi trong cuộc đua của chính mình, quá coi trọng những chiến thắng vật chất có thể khiến bạn bỏ lỡ những tín hiệu cảm xúc của sự tiến bộ.
Vì vậy, nếu bạn tập trung quá mức vào một số mục tiêu để làm giàu, nó có thể khiến bạn đánh mất những phẩm chất như khả năng phục hồi (về cả thể chất lẫn tinh thần) và sự kiên trì - những yếu tố để đạt được thành công.
Business Insider