Nghiên cứu chỉ ra 91% chúng ta không thể đạt được các mục tiêu cho năm mới: 4 chiến lược giúp bạn trở thành 9% người làm được điều đó
Nếu bạn muốn phá vỡ chu kỳ của việc bỏ ngang kế hoạch đầu năm của mình, bạn hãy học hỏi ngay 4 điều mà 9% đã thành công đạt được mục tiêu luôn thực hiện tốt.
- 26-01-2022Không gọi đồ uống trong quán cà phê: Câu nói tưởng chừng ngược đời nhưng là 1 trong 10 thói quen tiết kiệm "thần thánh" của người Nhật
- 26-01-2022Năm 2022 thăng tiến và thuận buồm xuôi gió nếu thực hiện luôn 3 việc này!
- 26-01-2022Trong đầu tư, không có ai gọi là "thiên tài", nhân tố này mới là điều quyết định sự thành công
Các nghiên cứu mà tôi đã đọc trong nhiều năm qua cho thấy rằng đại đa số mọi người đều không thể đạt được mục tiêu mà mình đặt ra cho năm mới. Trên thực tế, trong số 41% những người đề ra kế hoạch cho năm tiếp theo của mình, bất ngờ thay là chỉ có 9% trong số họ thành công trong việc duy trì mục tiêu đó.
Những nghiên cứu đó thậm chí còn có thể đưa ra dự đoán bạn sẽ bỏ các mục tiêu trong năm mới của mình vào ngày nào. Strava đã ghi nhận được hơn 800 triệu hoạt động từ người dùng đăng nhập vào năm 2019 và nhận thấy rằng hầu hết mọi người đều bỏ cuộc vào ngày 19 tháng 1, mà Strava gọi đó là "Ngày của Quitter".
Nếu bạn muốn phá vỡ chu kỳ của việc bỏ ngang kế hoạch đầu năm của mình, bạn hãy học hỏi ngay 4 điều mà 9% đã thành công đạt được mục tiêu luôn thực hiện tốt.
1. Đặt ra mục tiêu một cách cụ thể và có đủ sự thách thức với bạn
Các nghiên cứu cho ra kết quả là khi một người tuân thủ theo hai nguyên tắc này, cụ thể là đặt ra mục tiêu một cách cụ thể và có sự thách thức, thì thường hiệu suất làm việc của bạn sẽ cao hơn bình thường đến 90%.
Mục tiêu của bạn càng cụ thể và mang tính thách thức, thì động lực để thúc đẩy bạn đạt được chúng càng cao. Điều đó giải thích tại sao các mục tiêu quá đơn giản hoặc mơ hồ bạn sẽ khó có thể hoàn thành.
Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn trong năm nay là giảm 30 pound, điều đó có thể là một thách thức đối với bạn, nhưng nó không đủ cụ thể.
Thay vì mục tiêu bạn còn mang tính khái quát như thế này, bạn có thể trình bày rõ ràng như thế nào để đạt được nó, cụ thể: Trong các tháng mùa hè như tháng 6, tháng 7 và tháng 8, tôi sẽ giảm 5 cân mỗi tháng bằng cách cắt giảm lượng đường và tất cả các loại thức ăn nhanh, cũng như đi bộ 45 phút bốn lần mỗi tuần.
Khi bạn xác định được rõ ràng mục tiêu của mình, cơ hội đạt được mục tiêu của bạn cũng sẽ được tăng lên đáng kể.
2. Đặt mục tiêu mà bạn theo đuổi kèm với động lực và niềm đam mê không ngừng nghỉ
Đây hẳn là điều mà 8% những người đạt được mục tiêu luôn hướng tới. Và bạn sẽ phải có hàng loạt các câu hỏi tự đặt ra cho bản thân để xác định sự quyết tâm của bạn đối với mục tiêu đó.
Chẳng hạn như, bạn sẽ nổ lực bao nhiêu phần trăm để đạt được mục tiêu của mình? Hay khi có các chướng ngại xuất hiện trên con đường hướng đến mục tiêu của bạn, bạn sẽ làm điều gì để vượt qua nó?
Sự đam mê không ngừng nghỉ là một kim chỉ nam trong chính con người họ để giúp họ giữ vững niềm tin bước lên đỉnh của sự thành công. Họ có tư duy "làm bất cứ điều gì cần thiết" để duy trì động lực từ chính nội tại của họ.
Các câu hỏi sau đây bạn nên đặt ra để tự hỏi bản thân mình khi lên kế hoạch: Tôi muốn đặt được nó đến mức nào? Trái tim tôi có thực sự mong muốn làm việc đó ngay từ đầu không? Cuộc sống sẽ như thế nào khi tôi hoàn thành mục tiêu? Và cuối cùng, nó sẽ sẽ mang lại giá trị gì cho bạn?
3. Nhận sự hỗ trợ và giúp đỡ của mọi người xung quanh
Chắc hẳn rằng bất kì ai trong chúng ta cũng đã từng trì hoãn kế hoạch của mình hoặc cảm thấy mình bị mất đi động lực. Chính vì vậy, việc bạn cần có sự giúp đỡ của mọi người xung quanh để giúp bạn đi đúng hướng là vô cùng quan trọng.
Những người đạt được mục tiêu thành công thường nhận được rất nhiều lời phản hồi và nhận xét từ các huấn luyện viên, hay bạn bè đáng tin cậy của họ. Những người giúp đỡ họ sẽ luôn bên cạnh họ và hỗ trợ trong suốt hành trình nỗ lực đó để giúp họ tiến bộ hơn từng ngày.
4. Tập trung vào các mục tiêu nhỏ để đạt được mục tiêu lớn
Để có thể đạt được mục tiêu lớn trong năm nay, bạn hãy chia mục tiêu lớn đó thành nhiều phần nhỏ để hoàn thành nó từng bước một. Như vậy bạn có thể tập trung vào phần nhỏ đó và chuyển sang phần tiếp theo khi đã thực hiện xong phần trước đó.
Khi bạn chia mục tiêu lớn thành nhiều phần nhỏ hơn, mỗi phần đó đều phải có thời hạn riêng. Ví dụ: Nếu mục tiêu lớn của bạn là phải mất nhiều tháng hoặc thậm chí cả năm mới có thể đạt được, bạn hãy hành động ngay bây giờ bằng cách đặt ra thời hạn bạn sẽ đạt được mục tiêu trong tương lai.
Nói cách khác, bạn hãy tìm điều gì đó bạn có thể làm trong tuần này để bắt đầu thực hiện mục tiêu đó ngay bây giờ, và tiếp đến là kế hoạch của bạn cho tuần tới và tháng sau. Ví dụ như mục tiêu của bạn là tiết kiệm tiền, bạn hãy lập ra mức ngân sách mà bạn kỳ vọng đạt được trong tuần sau.
Bằng cách thực hành những kỹ năng này, tỷ lệ bạn đạt được mục tiêu mà mình kỳ vọng chắc hẳn rằng sẽ tăng lên đáng kể.