MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghiên cứu chỉ ra: Thứ khiến con người vui sướng tột đỉnh này lại là nguyên nhân đặc biệt gây hại tới sức khỏe

23-06-2017 - 19:15 PM | Sống

Tiền mặt nằm yên ổn trong chiếc ví của bạn, chờ đợi bạn lấy nó ra và trao đổi để lấy một món hàng hay dịch vụ nào đó. Nhìn có vẻ không nguy hại gì nhưng nó ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng đối với tài sản và sức khỏe của chúng ta.

Một nghiên cứu về những thói quen xử lý tiền mặt của người tiêu dùng do Mastercard và Đại học Oxford thực hiện cho thấy, 64% người tiêu dùng xem tiền mặt, hoặc tiền xu rất dơ bẩn và không hợp vệ sinh.

Họ không sai. Nghiên cứu DNA trên những tờ đô la Mỹ phát hiện đến 3.000 loại DNA không phải của người, bao gồm những loại từ các vi khuẩn gây bệnh viêm phổi, loét dạ dày và khuẩn tụ cầu.

Nhiều người tiêu dùng vẫn không ý thức được những mối nguy tiềm tàng của tiền mặt. Sau đây là 3 sự thật "đau lòng" có thể giúp bạn chuyển sang sử dụng những phương thức thanh toán sạch sẽ hơn như thẻ thanh toán hay thanh toán không tiếp xúc.

1. Công cụ thanh toán hay đĩa cấy vi khuẩn?

Được sản xuất từ giấy hay chất liệu cotton-linen, bề mặt nhiều lỗ nhỏ li ti của tờ giấy bạc là một môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn sinh sôi. Các nhóm nghiên cứu đã chỉ ra 93 loại vi khuẩn khác nhau ẩn nấp trên tiền mặt. Những tờ giấy bạc chứa tất cả mầm bệnh từ những người đã cầm chúng và thường không thể làm sạch mà không bị làm hỏng.

Không giống như tiền mặt, thẻ thanh toán được làm từ nhựa, một môi trường thù địch đối với bất kỳ vi sinh vật nào. Nhựa, với những tính chất như không thấm hút và chống nước, có thể vệ sinh và sát trùng dễ dàng.

Mặc dù một số ngân hàng đã tung ra những loại tiền mặt được làm từ polymer để giúp ngăn chặn sự lan truyền của những vi khuẩn nguy hại, những nỗ lực này của họ đã bị vô hiệu bởi bản chất "chuyển dịch" của tiền mặt.

Dù là giấy hay polymer, tiền mặt được truyền qua nhiều bàn tay khác nhau mỗi ngày, trong khi thẻ thanh toán chỉ được cầm bởi chủ thẻ và người thu ngân. Trong khi đó, đối với phương thức thanh toán không tiếp xúc như ví số thì người sử dụng không cần phải bận tâm gì về vấn đề vệ sinh vì ví số tiến hành giao dịch qua mạng không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc nào với con người.

Sự thật thú vị:

- Trung bình một tờ giấy bạc sẽ được trao tay 4,6 người mỗi ngày. Trong trường hợp người đầu tiên bị cảm lạnh thì người cầm tiền cuối cùng có 25% khả năng bị nhiễm bệnh.

- Chỉ 20% người tiêu dùng vệ sinh tay sau khi cầm tiền mặt, theo nghiên cứu về những thói quen xử lý tiền mặt của người tiêu dùng do Mastercard và Đại học Oxford thực hiện.

- Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm phát hiện thấy khuẩn tụ cầu có thể tồn tại trên tờ giấy bạc Ấn độ 8 ngày tại nhiệt độ phòng.

2. Hỗ trợ những thế lực ngầm

Vi khuẩn không phải là ví dụ duy nhất về những mối nguy của tiền mặt. Những vết tích của cocaine đã được tìm thấy trên những tờ tiền mặt trên thế giới. Tính ẩn danh và hầu như không thể truy xuất nguồn gốc của tiền mặt là phao cứu sinh của những thế lực ngầm trên thế giới khi tiến hành những giao dịch phi pháp.

Trái ngược với sự kém minh bạch này của tiền mặt, thanh toán điện tử theo dõi và ghi nhận tất cả các giao dịch, giúp gia tăng tính minh bạch và sự tin cậy.

3. Không tốt cho sức khỏe và môi trường

Tiền mặt là một thói quen xa xỉ. Khoảng 150 tỷ tiền mặt được in ra hàng năm, chiếm khoảng 1.5% GDP của một quốc gia. Tiền mặt được sử dụng hàng ngày, ngắn hơn tuổi đời của thẻ tín dụng.

Điều gì sẽ xảy ra khi tiền mặt chạm mốc cuối trong tuổi đời? Mỗi năm, những tờ tiền dơ, bị hư hỏng trên thế giới sẽ bị nghiền nát, đốt cháy và đưa ra những bãi rác. Việc thiêu hủy tiền là một nguyên nhân quan trọng gây nguy hại cho sức khỏe và làm môi trường xuống cấp.

Trong khi đó, sự xuất hiện của những loại tiền kỹ thuật số đã giúp giảm thiểu nhu cầu mang theo tiền mặt, và nhu cầu in tiền nói chung. Nghiên cứu của Mastercard cho thấy, người tiêu dùng tại các quốc gia Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan và Việt Nam đang chuyển qua sử dụng điện thoại di động để mua hàng. Những giải pháp thanh toán sẽ ít gây hại cho môi trường hơn vì không đòi hỏi phải có nguyên liệu thô chế tạo, mà chỉ cần kết nối internet.

Sự thật thú vị:

- Năm 2014, khoảng 3,07 triệu tấn khí CO2 đã được sản sinh ra từ việc lưu hành 200 tỷ tiền mặt trên thế giới.

- Vào năm 2014, việc lưu hành 1,5 ngàn tỷ tiền đồng trên toàn cầu đòi hỏi phải khai khoáng 5,25 triệu tấn kim loại.

Theo Huyền My

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên