MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghiên cứu của Đại học Harvard: Bố mẹ không học cao vẫn có thể nuôi con thành THẠC SĨ, TIẾN SĨ, chỉ cần nắm rõ 2 ĐIỂM MẤU CHỐT

17-02-2022 - 21:07 PM | Sống

Phương pháp nuôi dạy đúng cách sẽ tạo nên những đứa trẻ vượt trội!

Theo quan niệm của các bậc cha mẹ, tất cả những học sinh đứng top đầu ở trường lớp, có điểm cao chót vót đều sở hữu chỉ số IQ cực cao. Cha mẹ nhìn con nhà người ta, rồi lại lo lắng cho con nhà mình. Làm sao để nuôi dạy được những đứa trẻ có IQ cao, học hành tài giỏi khi chính mình không phải những bậc cha mẹ quá thông minh, chỉ là người bình thường?

Tuy nhiên, nghiên cứu của Ke Weilin - một giáo sư người Trung Quốc tại Đại học Harvard cho biết: Những đứa trẻ có thể trở thành Thạc sĩ, Tiến sĩ không phải chỉ nhờ chỉ số IQ cao.

Vị giáo sư này cho hay, những cao thủ học tập có nhiều thói quen giống nhau. Nếu như cha mẹ nắm bắt được phương pháp đúng đắn để nuôi dưỡng con cái thì không khó để con đạt được những thành tựu cao trong học tập.

Theo đó, những cao thủ học đường thường có 3 điểm chung như sau:

- Có động lực học tập rõ ràng

Động lực học tập là động lực cơ bản thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của trẻ và đây cũng là dấu hiệu chính để phân biệt học sinh học vì bản thân và học sinh chỉ học vì yêu cầu của cha mẹ, thầy cô. Nếu thuộc kiểu thứ 2 thì việc học với các em không có sự hứng thú mà trái lại còn là gánh nặng. Vì thế, các em thấy mệt mỏi, khổ sở khi phải học.

Nghiên cứu của Đại học Harvard: Bố mẹ không học cao vẫn có thể nuôi con thành THẠC SĨ, TIẾN SĨ, chỉ cần nắm rõ 2 ĐIỂM MẤU CHỐT - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Đối với những "cao thủ học đường", học tập là một điều vô cùng hạnh phúc. Các em có động lực riêng của mình, đó có thể là phần thưởng của cha mẹ, sự công nhận của thầy cô, bạn bè, hoặc là vì đạt đến những nấc thang tri thức. Nói một cách dễ hiểu, "cao thủ học đường" có mục tiêu, động lực học rõ ràng. Chính điều đó duy trì hứng thú học tập của các em.

Các bậc cha mẹ muốn con có động lực học tập thì phải thay đổi quan niệm của con, đừng để con nghĩ: Mình học là vì cha mẹ! Về điều này, nhà Tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Edward Desi chỉ ra: Để chuyển đổi tư duy học tập của trẻ và kích thích động cơ học tập của trẻ, cần cho trẻ có ý thức làm chủ, tính tự chủ và cảm giác chiến thắng.

- Rất tập trung

Sự tập trung là chìa khóa để xác định một đứa trẻ có thể đạt được thành tích cao trong học tập hay không. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy rằng các em học sinh giỏi về cơ bản có thể duy trì sự tập trung trong suốt một tiết học (45 phút) và hoàn thành tốt các nhiệm vụ giáo viên giao. Trong khi đó, học sinh bình thường có thể duy trì sự tập trung cao độ trong khoảng nửa giờ và những em yếu kém chỉ tập trung được chưa đầy 20 phút.

Cũng vì vậy mà hiệu quả học tập sau mỗi tiết của những em học sinh giỏi đều cao hơn hẳn học sinh bình thường. Giáo sư Lý Mai Cần - chuyên gia trong lĩnh vực Nuôi dạy con ở Trung Quốc cũng từng nói: "Sự tập trung quyết định điểm số của một đứa trẻ".

Còn Đại học Harvard cũng đã quan sát những học giả được xếp hạng cao nhất trong trường và đưa ra kết luận rằng: Sự tập trung quyết định thành công hay thất bại. Có thể thấy, trẻ có tập trung cao độ hay không chính là yếu tố quyết định trẻ có thể trở thành học giả hay không.

Nghiên cứu của Đại học Harvard: Bố mẹ không học cao vẫn có thể nuôi con thành THẠC SĨ, TIẾN SĨ, chỉ cần nắm rõ 2 ĐIỂM MẤU CHỐT - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

- Thích đọc sách

Đọc sách là lợi ích cả đời. Dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa, bạn cũng có thể tiếp thu kiến thức trong việc đọc sách. Một trong những điểm khác biệt giúp phân biệt các bậc thầy học thuật với những người bình thường là thói quen đọc sách.

Theo một cuộc khảo sát về các học giả nổi tiếng, hơn 80% trong số họ thích đọc sách và dành thời gian để đọc mỗi ngày. Với trẻ nhỏ, đọc sách có thể nâng cao khả năng hiểu của các em, đồng thời có thể cải thiện khả năng tập trung. Trong quá trình đọc, trẻ sẽ bước vào thế giới của sách và trải qua những thăng trầm của các tình tiết trong sách.

Chính vì vậy, cha mẹ phải chú ý rèn luyện thói quen đọc sách của trẻ, để trẻ thích đọc và say mê đọc. Liên tục đọc sách có thể nâng cao khả năng hiểu và tập trung. Nếu trẻ không thích đọc sách thì sẽ bị tụt hậu rất nhiều.

https://afamily.vn/nghien-cuu-cua-dai-hoc-harvard-bo-me-khong-hoc-cao-van-co-the-nuoi-con-thanh-thac-si-tien-si-chi-can-nam-ro-2-diem-mau-chot-20220217130530508.chn

Theo Thanh Hương

Pháp luật và bạn đọc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên