Nghiên cứu đề xuất giảm tối đa nhập khẩu than
Văn phòng Chính phủ có Công văn số 522/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương nghiên cứu thông tin báo chí phản ánh đề nghị giảm tối đa nhập khẩu than trong phát triển năng lượng quốc gia.
- 22-01-2021Ninh Bình đề xuất bổ sung sân bay
- 22-01-2021Nhập siêu tháng 12/2020 thấp hơn ước tính nâng mức thặng dư cả năm cao kỷ lục
- 22-01-2021Standard Chartered dự báo GDP Việt Nam năm 2021 đạt 7,8%
Văn phòng Chính phủ cho hay, báo chí vừa qua có đưa tin: Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) đề nghị giảm tối đa nhập khẩu than trong phát triển năng lượng quốc gia vì tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó khăn...
Theo đó, dự thảo quy hoạch đưa ra tỷ lệ nhập khẩu năng lượng tăng từ 49% năm 2020 lên 54% năm 2030 và 70% năm 2050 là không hợp lý vì nhập khẩu than có nhiều trở ngại và cần khai thác tối đa nguồn năng lượng sơ cấp trong nước để hướng tới mục tiêu xuất khẩu năng lượng trong tương lai.
Các thị trường lớn xuất than cho Việt Nam hiện đang hạn chế trong việc phân chia thị phần và cơ sở hạ tầng xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, ngay chính cơ sở hạ tầng nhập khẩu than của Việt Nam cũng kém khi hệ thống kho, cảng nước sâu, tàu biển không có nhiều.
VSEA cho biết, cần khai thác tối đa nguồn năng lượng sơ cấp trong nước để hướng tới mục tiêu Việt Nam trở thành nước xuất khẩu năng lượng trong tương lai. Trong đó, cần tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong quy hoạch bởi nó có tiềm năng rất lớn, mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường, thúc đẩy các ngành khác như công nghiệp, giao thông, nông nghiệp, dân dụng phát triển.
Liên quan đến thông tin phản ánh nêu trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công Thương nghiên cứu trong quá trình xây dựng và trình duyệt Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.