Nghiên cứu hành vi 200 trẻ em, chuyên gia phát hiện 4 dấu hiệu của trẻ EQ cao, nếu con bạn có đủ thì xin chúc mừng
EQ hay trí tuệ cảm xúc là một trong những khía cạnh quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt tư duy. Khi trẻ có EQ cao sẽ tăng khả năng kết nối các mối quan hệ xung quanh và tốt cho tương lai sau này.
- 15-03-2024Con gái mới 3 tuổi lần đầu học cưỡi ngựa và đây là cách vợ chồng Hà Hồ - Kim Lý động viên con
- 15-03-2024Phạm Quỳnh Anh flex con gái cả 12 tuổi cao 1m64, hát hay, đàn giỏi và 1 điều khiến ai cũng khen "mẹ dạy giỏi"
- 15-03-2024Bỏ quên tấm vé số suốt 2 tháng, không ngờ trúng thưởng 3 triệu USD
Reem Raouda là chuyên gia giáo dục người Mỹ, chuyên cung cấp các chương trình giúp cha mẹ nuôi dạy con cái hiệu quả hơn. Một khía cạnh Raouda chú trọng đó phát triển cho trẻ kỹ năng liên quan đến nâng cao EQ (trí tuệ cảm xúc). EQ được Giáo sư Đại học Harvard Daniel Goleman đánh giá là chìa khoá quyết định sự thành công trong cuộc sống và công việc của một người.
Chính vì vậy Reem Raouda đã tiến hành nghiên cứu hành vi của 200 đứa trẻ và nhận ra những đứa trẻ có EQ cao thường làm những việc sau.
Giỏi chia sẻ cảm xúc của bản thân
Chuyên gia người Mỹ đánh giá những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao thường rất giỏi trong việc gọi tên cảm xúc của minh. “Ví dụ con bạn có thể nói ‘Con thất vọng vì không giải được bài toán này’, hay ‘Con vui khi giúp đỡ bạn sửa đồ chơi’ là lúc chúng có khả năng nhận ra và truyền đạt suy nghĩ của mình”, Raouda cho biết.
Reem Raouda khuyến khích cha mẹ cởi mở với con cái trong việc chia sẻ những câu chuyện hàng ngày, chú ý bộc lộ cảm xúc trong các mẫu câu nói với con: “Mẹ thấy bất ngờ với những việc con làm trong hôm nay” hoặc “Bố không hài lòng nếu con lười biếng”.
Có khả năng thích nghi
Reem Raouda cho rằng một đứa trẻ có khả năng đối diện với những tin tức đáng thất vọng, bình tĩnh giải quyết hoặc nhìn chúng theo hướng tích cực hơn là lúc trẻ đang thể hiện sự trưởng thành về mặt cảm xúc.
Ví dụ nếu một chuyến dã ngoại bị huỷ do trời mưa, thay vì cảm thấy khó chịu hay buồn bã cả ngày, con bạn bình tĩnh tìm giải pháp thay thế như tổ chức xem phim hay một bữa tiệc nhỏ trong nhà.
Chuyên gia người Mỹ nhận định để trẻ có khả năng thích nghi tốt, cha mẹ cần linh hoạt và bình tĩnh khi phản ứng với các tình huống không mong muốn xảy ra. Khi đó trẻ sẽ nhìn vào và học tập theo, đồng thời các bậc phụ huynh cũng có thể gợi ý con cùng nghĩ giải pháp.
Biết lắng nghe
Những đứa trẻ thông minh về mặt cảm xúc có thể nhận ra những dấu hiệu tinh tế mà người khác có thể bỏ qua. Điều này có thể thể hiện qua việc trẻ chăm chú lắng nghe lời người khác nói, chú ý nắm bắt chi tiết và cảm xúc đằng sau câu chuyện được truyền tải. Nhờ vậy mà hiệu quả giao tiếp tăng lên, trẻ sẽ dễ dàng kết nối và tạo lập các mối quan hệ hiệu quả.
Reem Raouda khuyên các bậc phụ huynh trước tiên hãy học cách dành toàn bộ sự chú ý những khi giao tiếp với trẻ, đặt ra những câu hỏi để tạo cảm giác bạn đang thực sự lắng nghe con.
Có khả năng đồng cảm
Chuyên gia giáo dục người Mỹ đánh giá những đứa trẻ có IQ cao vừa giỏi quan sát lại vừa có khả năng nắm bắt cảm xúc của người khác và bày tỏ sự đồng cảm, quan tâm giúp đỡ.
Ví dụ trong một buổi đi chơi, con bạn quan sát thấy một người bạn trông có vẻ buồn bã vì không thắng được một trò chơi. Trẻ nhận ra sự bất thường này và dành lời động viên, rủ bạn chơi một trò khác cũng là biểu hiện cho thấy sự tinh tế và lòng trắc ẩn của trẻ.
Để xây dựng kỹ năng này, bố mẹ có thể trò chuyện về cảm xúc con quan sát thấy ở những người con tương tác trong ngày, đồng thời gợi ý cho trẻ cách để giúp đỡ nếu ai đó đang trong tình huống tiêu cực nào đó. Reem Raouda cũng khuyến khích các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm với người xung quanh, trẻ em rất dễ học theo và từ đó nâng cao EQ của mình.
Theo CNBC