Nghiên cứu mới nhất: Công dụng tuyệt vời của loài quả dại mọc khắp nơi
Me rừng không chỉ có tác dụng chữa tiểu đường, thúc đẩy tiêu hóa và chữa cao huyết áp mà còn được sử dụng như một phương thuốc để hạ sốt, hỗ trợ điều trị rối loạn gan, khó tiêu, thiếu máu, các vấn đề tiết niệu, hô hấp khó khăn, lợi tiểu, chống nhiễm trùng.
- 24-04-2022Công dụng thần kỳ của dầu tràm không phải ai cũng biết
- 21-04-2022Quản lý cấp cao từ bỏ công việc thu nhập 2 tỷ đồng/năm để làm giàu từ loại dược liệu ít ai biết, cách tận dụng phế phẩm càng khiến người người kinh ngạc hơn nữa
- 03-04-20224 giờ sống hiệu quả mỗi ngày làm nên sự khác biệt giàu - nghèo: Cách sử dụng thời gian quyết định vị thế của bạn, hãy nó thành tiền bạc để tạo dựng thành công riêng
Theo các nhà khoa học của Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), quả Me rừng còn gọi là Mắc Kham, Chùm ruột núi, Mận rừng, Dư cam tử, Diều cam, Xì la liên, là loại cây mọc hoang, xuất hiện nhiều tại các tỉnh như Hòa Bình, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Cạn… thuộc miền Bắc nước ta.
Me rừng rất sai quả, sản lượng có thể đạt từ hàng chục đến hàng trăm kg quả tươi/cây. Me rừng là loài cây từ nhỏ đến nhỡ, chiều cao có thể lên tới 10-18m, có vỏ thân màu xám xanh và hoa màu vàng – lục, dạng chùm. Các tán lá cây dài khoảng 40 cm, xòe ra tạo thành một mặt phẳng. Vỏ thân hóa nâu và bị bóc thành các vẩy. Lá không lông, rộng chỉ 3 mm, dài 1,25 – 2 cm. Quả non màu xanh lục nhạt, khi chín màu đỏ gạch, đường kính 1,8 -2,5 cm.
Quả me rừng có rất nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe. Ảnh: Internet.
Trên thế giới, quả me rừng là nguyên liệu quan trọng trong bài thuốc giải độc cơ thể và hệ tiêu hóa cổ truyền, được sử dụng rộng rãi nhất trong y học cổ truyền Ấn Độ Ayurvedic và Unani (hay còn gọi y học của sự trường sinh). Theo văn bản cổ chính trên Ayurveda, Charaka Samhita và Sushruta Samhita, quả Me rừng được coi là tốt nhất trong số những trái cây chua.
Ở Việt Nam, quả Me rừng có các tác dụng thúc đẩy cơ thể hấp thụ can xi, ngăn chuột rút trong kì kinh nguyệt, chữa tiểu đường, thúc đẩy tiêu hóa và chữa cao huyết áp. Ngoài những công dụng trên, quả Me rừng còn được sử dụng như một phương thuốc để hạ sốt, hỗ trợ điều trị rối loạn gan, khó tiêu, thiếu máu, các vấn đề tiết niệu, hô hấp khó khăn, lợi tiểu, chống nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa da, cải thiện sự thèm ăn đồng thời giúp tăng cân lành mạnh.
Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thành công quy trình chiết xuất tạo chế phẩm từ quả me rừng có tác dụng bảo vệ gan. |
Các kết quả nghiên cứu về hoá học còn cho thấy, quả me rừng giàu hợp chất phenolic, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tăng chuyển hóa lipid, giảm lipid máu, giảm cholesterol và bảo vệ gan. Theo các nhà khoa học, trong những năm gần đây, các hợp chất phenolic là một lớp chất được đặc biệt quan tâm nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực sức khỏe và dinh dưỡng. Ưu điểm đặc trưng lớp chất phenolic này bởi hoạt động chống oxi hóa mạnh và khả năng chống lại sự hoạt động của các gốc tự do trong quá trình trao đổi chất, kháng ung thư, chống bệnh tim mạch và một số bệnh mãn tính khác. |
Trước công dụng tuyệt vời của me rừng, các nhà khoa học của Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành nhiệm vụ phát triển công nghệ: “Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của quả me rừng với mục tiêu nghiên cứu thành phần hoá học và đánh giá tác dụng sinh học từ quả me rừng, tạo sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gan”. Nhiệm vụ đã nghiên cứu thành công quy trình công nghệ chiết xuất tạo chế phẩm từ quả me rừng có tác dụng chống oxi hoá và bảo vệ gan.
Tiền phong