MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngỡ ngàng khả năng đạo nhái của Trung Quốc: Copy trước cả khi sản phẩm được 'cha đẻ' bán ra, thậm chí giữ lại nguyên tên do tác giả đặt

26-02-2022 - 08:51 AM | Tài chính quốc tế

Ngỡ ngàng khả năng đạo nhái của Trung Quốc: Copy trước cả khi sản phẩm được 'cha đẻ' bán ra, thậm chí giữ lại nguyên tên do tác giả đặt

Các nhà sản xuất Trung Quốc xứng đáng được coi là "thiên tài sao chép, chúa tể đạo nhái".

Gần đây, trên diễn đàn Quora có một người đặt ra câu hỏi là: Khả năng sao chép của Trung Quốc kinh khủng đến mức nào?

Dưới đó, một người có tên Kevin D. Aslan đã trả lời rằng: Siêu khủng đến nỗi đôi khi họ sẽ sao chép trước cả khi sản phẩm của bạn được bán ra.

Không tin tôi hả?

Yekutiel Sherman là một doanh nhân và anh đã dành cả năm trời để phát triển một ý tưởng tuyệt vời. Ý tưởng này là: Một chiếc ốp lưng iPhone tích hợp gậy selfie (Chụp ảnh tự sướng).

Ngỡ ngàng khả năng đạo nhái của Trung Quốc: Copy trước cả khi sản phẩm được cha đẻ bán ra, thậm chí giữ lại nguyên tên do tác giả đặt - Ảnh 1.

Anh đã vẽ ra các nguyên mẫu, thậm chí bỏ cả tiền túi ra để chứng minh sản phẩm này có thể hoạt động. Anh cũng đã làm một điều rất hợp lý: Tạo ra một chiến dịch gây quỹ trên Kickstarter.

Nhưng rồi một tuần sau khi chiến dịch gây quỹ được tạo ra, thậm chí là chiến dịch này còn chưa kết thúc, Sherman đã phát hiện ra rằng sản phẩm của mình đã được bán trên nền tảng Taobao của Alibaba - nền tảng mua sắm trực tuyến nổi tiếng bậc nhất ở Trung Quốc.

Ngỡ ngàng khả năng đạo nhái của Trung Quốc: Copy trước cả khi sản phẩm được cha đẻ bán ra, thậm chí giữ lại nguyên tên do tác giả đặt - Ảnh 2.

Các nhà sản xuất Trung Quốc đã nhìn thấy ý tưởng này, họ thích nó, và họ đã đi trước một bước, bắt tay vào việc sản xuất. Họ thậm chí còn giữ lại cái tên Stickbox do chính Sherman nghĩ ra và một số trường hợp còn dùng cả hình ảnh của anh ấy.

Bạn phải cảm thấy thật tệ cho anh chàng Sherman phải không. Nhưng phải thừa nhận đây là một số kỹ năng sao chép rất ấn tượng phải không.

Trong cuốn sách "Trung Quốc trong 10 từ" của tác giả Yua Hua, một từ được nhắc đến nhiều nhất và quan trọng nhất đó là "nhái".

Một đoạn trong quyển sách có viết: "Ngay sau khi một chiếc điện thoại di động nhái làm mưa làm gió tại Trung Quốc, những chiếc camera kỹ thuật số nhái, máy MP3 nhái, máy game console nhái, những sản phẩm ăn cắp bản quyền và bắt chước ồ ạt ra đời. Những thương hiệu nhái nhanh chóng mở rộng sang các sản phẩm như mỳ tôm, soda, sữa, thuốc, chất tẩy rửa, giày thể thao và từ ‘nhái’ đã xâm nhập sâu sắc vào từng lĩnh vực cuộc sống của người dân Trung Quốc". Rất nhiều công ty công nghệ Trung Quốc nhái lại các sản phẩm, thương hiệu của nước ngoài và các công ty trong nước cũng tự nhái lại nhau.

Các doanh nghiệp Trung Quốc phải sao chép các công ty châu Âu, bởi họ biết rằng ý tưởng đó sẽ thành công. Nhìn vào thành công của các công ty công nghệ Mỹ giống như bạn đang nhìn vào tương lai của Trung Quốc. Một mô hình đã thành công tại Mỹ rất có thể sẽ thành công tại Trung Quốc trong một vài năm sau.

Và vì thế chẳng tội gì các công ty Trung Quốc không đi đạo nhái khi quả cầu thủy tinh báo trước tương lai đã bảo họ rằng: Thành công là con đường đó, chỉ cần chờ đợi vài ba năm nữa thôi. Công ty Trung Quốc nào từ chối việc "sao chép" thường là những công ty bị tụt hậu.

Nguồn: Quora, Forbes

https://cafebiz.vn/ngo-ngang-kha-nang-dao-nhai-cua-trung-quoc-copy-truoc-ca-khi-san-pham-duoc-cha-de-ban-ra-tham-chi-giu-lai-nguyen-ten-do-tac-gia-dat-20220225155417323.chn

Theo Mộc Tiên

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên