Ngoài ăn cá, tuổi thọ của người Nhật còn được cải thiện nhờ món "rau trường thọ", đã được công nhận là siêu thực phẩm này
Theo Y học Trung Quốc, rong biển có vị mặn, tính lạnh, đi vào kinh mạch gan, dạ dày, thận, có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, tiêu mỡ, hạ huyết áp.
- 05-01-2021Cá rất giàu dinh dưỡng nhưng có 5 loại không nên ăn nhiều kẻo "tiêm chất độc" vào người
- 05-01-20214 kiểu trứng hỏng gây hại cho sức khỏe nhưng nhiều người vẫn tiếc rẻ mà cố ăn
- 05-01-2021GS dinh dưỡng: Cắt cơm để giảm cân là quá sai lầm, ăn đúng cách mới giảm cân lành mạnh
Khi nhắc đến Nhật Bản , nhiều người sẽ ngẫu nhiên nghĩ đến những món cá sống tươi ngon. Vài chục năm qua, món cá sống vẫn được đánh giá là loại thực phẩm giúp người Nhật luôn có số tuổi thọ trung bình cao top 1 thế giới.
Tuy nhiên mới đây, tờ báo Qilu Evening News của Trung Quốc đã bật mí thêm một loại rau trường thọ mà người Nhật sử dụng mỗi ngày, nhiều ngang thịt cá đó chính là: Rong biển!
Rong biển là món ăn trường thọ của người Nhật.
Ở Nhật bản, rong biển không chỉ là nguyên liệu làm nên các món ăn nổi tiếng Nhật Bản mà còn được người dân nước này đánh giá là một siêu thực phẩm hỗ trợ sức khỏe. Đại dương rộng lớn bao quanh Nhật Bản có hơn 10.000 loài rong biển, trong đó có khoảng 20 loại được sử dụng phổ biến trong ẩm thực. Sớm nhận ra được các tác dụng của rong biển, người Nhật dùng nguyên liệu này trong các món ăn nổi tiếng như canh miso, món salad trộn, món sushi cuộn...
Nhờ thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm tốt, trong đó có rong biển mà một quốc gia có tuổi thọ không cao như Nhật, sau 100 năm đã vươn lên đứng đầu thế giới với độ tuổi trung bình hiện tại là 80 đối với nam và 86 đối với nữ.
Theo Y học Trung Quốc, rong biển có vị mặn, tính lạnh, đi vào kinh mạch gan, dạ dày, thận, có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, tiêu mỡ, hạ huyết áp.
Thường xuyên ăn rong biển, cơ thể sẽ đón nhận những lợi ích sau
1. Giải độc hiệu quả
Theo Aboluowang, ngày nay cơ thể người phải đối mặt với nhiều nguy cơ ngộ độc chì, việc tiêu thụ rong biển có thể tránh được rắc rối này do trong rong biển chứa nhiều axit alginic, có tác dụng đào thải chì ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa.
2. Giảm nguy cơ bệnh tim
Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy những con chuột được cho ăn một chế độ ăn giàu chất béo, nhiều cholesterol, khi chúng sử dụng kèm rong biển thì mức cholesterol xấu đã giảm đáng kể. Đồng thời, tăng cholesterol tốt HDL và mức chất béo trung tính, từ đó phòng ngừa bệnh tim mạch rất tốt.
3. Làm ấm cơ thể
Theo quan điểm của y học Trung Quốc, nước biển có tính lạnh, rong biển mọc ở đây có khả năng chống lạnh rất mạnh. Hơn nữa, rong biển có vị mặn, ích khí, có tác dụng ấm thận vì vậy nếu bạn ăn loại thực phẩm này vào mùa đông có thể tăng khả năng chống lạnh cho cơ thể.
4. Chống lại tác hại của các gốc tự do
Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng carotenoid và flavonoid mà rong biển có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do. Các nghiên cứu cho thấy rằng fucoxanthin trong rong biển có thể loại bỏ gốc tự do gấp 13,5 lần vitamin E - vốn là một chất chống oxy hóa thiết yếu.
5. Hỗ trợ giảm cân
Tỉ lệ béo phì ở người Nhật rất thấp, một phần lý do có thể vì họ rất chăm chỉ ăn rong biển. Loại thực phẩm này giàu chất xơ tốt giúp người ăn cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn và từ đó giúp giảm cân.
Ngoài ra, một số nghiên cứu trên động vật cũng đã chỉ ra rằng sự hiện diện của fucoxanthin trong rong biển có thể giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể.
Người Nhật nhận được nhiều lợi ích khi sử dụng rong biển.
6. Ngừa ung thư
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs, Thụy sĩ cho thấy rằng rong biển có thể ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết và ung thư vú.
Lưu ý:
Dù rong biển rất tốt cho sức khỏe nhưng tốt nhất không dùng quá nhiều bởi loại thực phẩm này giàu i ốt, lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp hoặc tăng cân.
Những người đang mắc bệnh cường giáp, người đang bị mụn nhọt, thai phụ, người đang cho con bú và trẻ nhỏ cân nhắc ăn với liều lượng hợp lý. Ngoài ra, món rong biển không nên ăn chung với quả hồng, trà, trái cây ngâm chua kẻo gây ra phản ứng khó tan, khiến cho dạ dày, đường ruột bị tổn thương.
Nhịp sống Việt