Ngoài chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và bất ổn ở Hồng Kông, điều gì đang khiến thị trường hoảng sợ đến vậy?
Đột nhiên, nỗi lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính ở Argentina lại một lần nữa "ùa" về.
- 10-07-2019Trung Quốc đối mặt nguy cơ tỷ lệ vỡ nợ cao kỷ lục
- 07-07-2019S&P: Nợ tín dụng tăng mạnh từ 2012, Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ
- 13-06-2019Trung Quốc: Hai ngân hàng suýt vỡ nợ và phải nhờ Chính phủ giải cứu, hệ thống ngân hàng xuất hiện nhiều rạn nứt
- 24-05-2019Những thành phố có tốc độ co hẹp mạnh nhất Trung Quốc: 'Trụ cột' kinh tế lần lượt vỡ nợ, người trẻ rời bỏ quê hương để lại khung cảnh đô thị hoang tàn
Trước kết quả đáng thất vọng trong cuộc bầu cử sơ bộ cuối tuần qua của Tổng thống Mauricio Macri, các nhà tư đã nhanh chân tháo chạy, bán ròng cổ phiếu, trái phiếu và đồng nội tệ của nước này. Theo đó, cả Phố Wall cũng băn khoăn liệu quốc gia này có rơi vào cuộc khủng hoảng vỡ nợ thêm một lần nữa hay không.
Tâm lý chán nản, thể hiện cho thái độ của nhà đầu tư đối với cuộc bầu cử của tháng 10 tới đây, đã mở ra khả năng một chính phủ bảo hộ sẽ lên nắm quyền vào tháng 12 và nỗ lực đạt những lợi ích mà ông Macri trước đây đã hứa hẹn để có được ở các thị trường quốc tế. Điều này còn làm sâu sắc thêm mối lo ngại của đối thủ đảng dân tuý là ông Alberto Fernandez và người cũng đang tham gia chiến dịch tranh cử - cựu tổng thống Cristina Ferandez de Kirchner. Theo 2 ứng viên, họ sẽ nỗ lực tái đàm phán về khoản nợ của Argentina, cũng như những thoả thuận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Hiện tại, quốc gia này đang nắm giữ hàng tỷ đồng nợ định danh bằng ngoại tệ sẽ đáo hạn trong năm tới.
Khả năng Argentina lâm vào cảnh vỡ nợ trong 5 năm tới bỗng tăng vọt.
Công cụ hoán vị rủi ro tín dụng (CDS) hiện đang cho thấy các nhà đầu tư đang đặt cược 75% Argentina sẽ không thể thanh toán các khoản nợ trong 5 năm tới. Hôm thứ Sáu, tỷ lệ này chỉ là 49%. Khoản nợ chính phủ định danh bằng đồng USD đã mất trung bình khoảng 25%, đẩy mức giá xuống thấp hơn 55 cent so với đồng USD. Trái phiếu chính phủ thời gian đáo hạn ngắn đã tăng qua mức 35%. Đồng peso cũng giảm tới 33%, rớt xuống mức thấp lỷ lục là 60 đổi 1 USD và chỉ số Merval cũng lao dốc thảm trong nhiều phiên liên tiếp.
Dự kiến chỉ cách các đối thủ một ít điểm, nhưng ông Marci lại chứng kiến lượt bầu có sự chênh lệch lớn là 15 điểm. Sự thay đổi đột ngột đối với tâm lý của các cử tri đã khiến nhà đầu tư nước ngoài, cũng như trong nước hoang mang - họ vốn đã trải qua những năm chìm trong tình trạng lạm phát cao, bất ổn kinh tế và đảng phái chính trị chia phe.
Chứng khoán Argentina trong một phiên giảm ở mức kỷ lục.
Từ trước đến nay, Argentina đã phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng tài chính và chỉ đến năm 2016 dưới thời của Macri thì tình trạng nợ công mới dịu lại. Người dân Argentina vẫn nhớ về "câu chuyện" vỡ nợ trong 15 năm và những đợt suy thoái sâu sắc sau vụ vỡ nợ kỷ lục năm 2001.
Hiện tại, chính phủ và cơ quan của Argentina nắm giữ 15,9 tỷ USD khoản nợ định danh bằng USD và euro sẽ đáo hạn vào năm 2019, theo Bloomberg. Ngoài ra, còn có 18,6 tỷ USD trái phiếu, nợ và các khoản thanh toán lãi được phát hành bằng peso.
Đường cong lợi suất trái phiếu Argentina ngày càng đi xuống.
Do đó, các nhà đầu tư đang lo sợ về điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra. Ông Fernandez từng là người đứng đầu nội các dưới thời cựu Tổng thống Nesto Kirchner. Trong khoảng thời gian đương nhiệm của ông, Argentina thường sử dụng những biện pháp kiểm soát tiền tệ, bóp méo số liệu và các chính sách bảo hộ thương mại để bảo vệ ngành công nghiệp quốc gia. Hơn nữa, đương nhiên, mọi thứ cũng chấm dứt sau một đợt vỡ nợ khác khiến đất nước này bị cộng đồng quốc tế "xa lánh" trong nhiều năm.
Trái phiếu và nợ Argentina và các công ty phát hành.
Trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai, Macri cho biết ông vẫn còn cơ hội để thực hiện cú lội ngược dòng vào tháng 10 và rằng đội tư vấn kinh tế của ông vẫn đang nghiên cứu các biện pháp để giải quyết nỗi lo của cử tri đối với nền kinh tế. Ngoài ra, ông cũng nói rằng thị trường và cộng đồng quốc tế không quá tin tưởng vào Ferrnandez và điều đó được chứng minh qua tình trạng bán tháo.
Trong khi thị trường đang mong chờ ông Fernandez phát biểu điều gì đó để khích lệ tâm lý các nhà đầu tư, thì ông cũng không đưa ra lời tuyên bố rõ ràng nào trong bài phát biểu về chiến thắng vào hôm Chủ Nhật. Hôm 12/8, ông cho biết cơ quan quản lý thị trường chứng khoán nên xem xét thông tin nào được chia sẻ hồi tuần trước đã gây ra tình trạng bán tháo trước cuộc bỏ phiếu. Ông nhận thấy thị trường nên nhìn sang Macri để tìm câu trả lời, chứ không phải là ông, và phản ứng tiêu cực như vậy xảy ra khi họ cảm thấy bị "gạt ra."