Ngoại trưởng do ông Trump chọn và nhiều nghị sĩ Mỹ đề xuất chấm dứt quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ chịu tổn thất ra sao?
Cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung ngày càng trở thành tâm điểm khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trước đó tuyên bố sẽ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc lên 60%.
- 25-10-2024Gia nhập WTO được gần 10 năm, một quốc gia muốn được Mỹ trao quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn
- 17-10-2024Mỹ tính thu hồi Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Trung Quốc: ‘Cây gậy quyền lực' này mang lại cho Washington sức ảnh hưởng thế nào?
- 02-10-2024Mỹ đề xuất chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc, chuyên gia cảnh báo hậu quả khôn lường, GDP có thể ‘bốc hơi’ 1,6 nghìn tỷ USD
Trung Quốc dự kiến sẽ phải chịu áp lực giảm phát 3,4% nếu Mỹ thu hồi quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với nước này, một nghiên cứu cho biết.
Mối lo ngại của Trung Quốc về việc mất đi quy chế PNTR gia tăng kể từ khi ông Donald Trump thắng cử tổng thống vào đầu tháng này. Ông Trump trước đó tuyên bố sẽ tăng thuế đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc lên 60%.
Vấn đề càng nóng hơn khi ngày 14/11, Hạ nghị sĩ John Moolenaar (bang Michigan), Chủ tịch Ủy ban đặc biệt về quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, đã đề xuất hủy bỏ PNTR đối với Trung Quốc, một chính sách đã được duy trì trong hơn 2 thập kỷ.
Tháng 9, các Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio, Tom Cotton và Josh Hawley đã đề xuất dự luật chấm dứt PNTR với Trung Quốc. Đáng chú ý, Marco Rubio vừa được Tổng thống đắc cử Trump đề cử làm Ngoại trưởng Mỹ trong nhiệm kỳ sắp tới.
“Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần. Hàng triệu việc làm của người Mỹ bị mất. Việc chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc là điều không cần phải bàn cãi”, ông Rubio nói.
Ba kịch bản
Vào tháng 10, Shenwan Hongyuan Securities, công ty môi giới thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc, đã ủy quyền cho công ty tư vấn Infinite-Sum Modeling tiến hành nghiên cứu về khả năng Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc.
Zhao Wei, nhà kinh tế trưởng của Shenwan Hongyaun, viết trong báo cáo nghiên cứu rằng: “Nếu Mỹ thu hồi quy chế PNTR từ Trung Quốc, Washington sẽ áp dụng mức thuế trung bình hơn 60% đối với hàng hóa của Bắc Kinh”.
Sau khi chiến tranh thương mại nổ ra vào năm 2018, 48% hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ đã không còn được hưởng mức thuế tối huệ quốc (MFN) thấp. Trích dẫn một báo cáo do Viện Kinh tế Quốc tế Peterson công bố, Zhao Wei cho biết mức thuế trung bình áp dụng cho hàng hóa Trung Quốc là 19,3% vào tháng 6/2023, so với khoảng 2,3% vào năm 2018.
Báo cáo đưa ra dự báo kinh tế cho 3 kịch bản nếu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung mới nổ ra: (i) Mỹ áp dụng mức thuế 60% đối với hàng hóa Trung Quốc; (ii) Mỹ áp dụng mức thuế 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và mức thuế 10% đối với tất cả các hàng hóa nhập khẩu khác; (iii) Mỹ áp dụng mức thuế 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và mức thuế 10% đối với tất cả các hàng hóa nhập khẩu khác, còn Trung Quốc trả đũa bằng cách áp dụng mức thuế 60% đối với hàng hóa Mỹ.
Trong cả 3 kịch bản, Mỹ đều có thể giảm thâm hụt thương mại nhưng cũng sẽ phải chịu ảnh hưởng do tiêu dùng trong nước và tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Zhao Wei cho rằng Mỹ không muốn xảy ra kịch bản 2 hoặc 3 vì GDP của nước này sẽ giảm nhiều hơn Trung Quốc.
Trong bài đăng trên trang Sohu (Trung Quốc), một chuyên gia có bút danh “Beibei” cho rằng nếu Mỹ thu hồi quy chế PNTR của Trung Quốc, quan hệ thương mại Mỹ-Trung và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ phải chịu tác động tiêu cực rất lớn.
“Nếu điều này thực sự xảy ra, các rào cản thuế quan sẽ tăng đáng kể, dẫn đến sự thương mại song phương giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc sẽ phải chịu thiệt hại do đơn hàng giảm và chi phí tăng. Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí có thể phải đối mặt với nguy cơ phá sản”.
Chuyên gia này cũng cho rằng các công ty Mỹ sẽ bị tổn hại do gián đoạn chuỗi cung ứng và chi phí tăng cao. Nhà bán lẻ và người tiêu dùng Mỹ cũng sẽ phải đối mặt với giá cả tăng cao khi phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc.
Ngày 15/11, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, Xie Feng, cho biết với kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 660 tỷ USD mỗi năm, 70.000 công ty Mỹ thu về tổng lợi nhuận 50 tỷ USD tại Trung Quốc.
Theo Asia Times
Nhịp Sống Thị Trường