MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngoài việc kiểm soát đường huyết, bệnh nhân tiểu đường cần ghi nhớ 7 thói quen liên quan đến BÀN CHÂN để cải thiện tình trạng bệnh...

09-11-2021 - 22:33 PM | Sống

Ngoài việc kiểm soát đường huyết, bệnh nhân tiểu đường cần ghi nhớ 7 thói quen liên quan đến BÀN CHÂN để cải thiện tình trạng bệnh...

Đối với những bệnh nhân đái tháo đường, muốn phòng bệnh hiệu quả, trước hết cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Sau đó làm tốt công tác bảo vệ bàn chân của mình. Cả hai việc này đều có thể làm giảm tỷ lệ biến chứng lở loét bàn chân ở người bệnh.

Bệnh tiểu đường là một loại bệnh do thiếu insulin, gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Bệnh rất phổ biến trong đời sống xã hội hiện đại, nhưng lại chưa có thuốc đặc trị. Nếu không kiểm soát bệnh kịp thời, có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng sau này.

Bản thân tôi cũng là một người mắc bệnh mãn tính nên hiểu rất rõ nỗi khổ của những người mắc phải những căn bệnh phải điều trị lâu dài như thế này.

Có lần, khi đi tái khám ở bệnh viện Chợ Rẫy, tôi bắt gặp một chú tầm 45 tuổi, mắc bệnh tiểu đường và bị biến chứng lở loét bàn chân. Đây là một dạng biến chứng rất nguy hiểm. Tình trạng bệnh diễn tiến nhanh, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với một sự thật tàn khốc: cắt cụt chi.

Vì vậy, nếu những ai đang là bệnh nhân đái tháo đường, ngoài việc chủ động kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể ra, cần chăm sóc cẩn thận đôi chân của mình khi chúng còn bình thường, để giảm nguy cơ biến chứng đến bàn chân.

1. Đi giày thoải mái

Thay vì quan tâm đến tính thẩm mỹ, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến chất liệu giày và độ thoải mái mà nó mang lại cho bàn chân của bạn.

Khi đi mua giày, nên lựa chọn những loại rộng rãi, thoáng khí. Đối với chị em phụ nữ, đừng vì đẹp mà cố chấp đi giày cao gót, sẽ dễ gây mòn da chân.

Ngoài ra, nên tránh ánh nắng mặt trời lúc trưa, ánh nắng gay gắt có thể khiến tình trạng bệnh của bạn thêm trầm trọng hơn.

Trước khi mang giày nên cẩn thận kiểm tra bên trong xem có đá cuội hay cát bụi không, tránh đi chân đất ra ngoài.

2. Mang vớ thoáng khí

Bệnh nhân tiểu đường nên sắm cho mình một đôi giày và đôi tất thông thoáng, thoải mái. Tất đi không nên quá chật, phải có độ co giãn, để không gây sức ép lên chân.

Nếu bạn mang vớ quá chật sẽ khiến hệ tuần hoàn máu của bàn chân bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở bàn chân.

3. Giữ ấm cho lòng bàn chân

Từ sau 30 tuổi, chúng ta càng nên quan tâm đến việc giữ ấm cho cơ thể và lòng bàn chân. Đối với những bệnh nhân thì càng phải đặc biệt quan tâm hơn đến vấn đề này.

Nhất là vào mùa lạnh, cho dù bạn có mang đôi giày bata dày đi nữa, cũng nên mang thêm đôi tất để giữ ấm, tránh để bàn chân bị lạnh.

Nếu khi ngủ nhiệt độ trong nhà xuống thấp, cần đắp thêm chăn, mặc thêm áo ấm, mang tất. Tuy nhiên nên tránh tiếp xúc trực tiếp với chăn điện, bình nước nóng và các vật dụng dễ gây bỏng khác.

Ngoài việc kiểm soát đường huyết, bệnh nhân tiểu đường cần ghi nhớ 7 thói quen liên quan đến BÀN CHÂN để cải thiện tình trạng bệnh... - Ảnh 1.

4. Kiểm tra bàn chân mỗi ngày trước khi đi ngủ

Đã mắc phải căn bệnh "khó trị dứt điểm" này, thì bạn cần nên chú ý kĩ lưỡng về sức khỏe bản thân nhiều hơn. Mỗi ngày đều nên quan sát bàn chân của mình trước khi đi ngủ, xem có gì bất thường không.

Những dấu hiệu như nứt da, có vết thương, mụn nước,… hay các dấu hiệu bất thường khác thì cần đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt để tránh tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng hơn.

5. Chú ý khi ngâm chân

Ngâm chân là biện pháp rất tốt giúp thư giãn tinh thần và cơ thể, thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Tuy nhiên, khi ngâm chân bạn cần chú ý xem độ ấm của nước có vừa chưa, không được ngâm thời gian quá lâu.

Sau khi ngâm chân xong, cần lau khô bằng khăn sạch, mềm, nhất là vị trí giữa các ngón chân, nên thoa chút kem dưỡng ẩm ngoài da để da không bị nứt nẻ vào mùa lạnh.

Ngoài việc kiểm soát đường huyết, bệnh nhân tiểu đường cần ghi nhớ 7 thói quen liên quan đến BÀN CHÂN để cải thiện tình trạng bệnh... - Ảnh 2.

6. Cẩn thận khi cắt móng chân

Ngâm chân xong, móng chân sẽ trở nên mềm hơn, người bệnh tiểu đường nên cắt móng chân vào lúc này.

Khi cắt, tránh dùng lực quá mạnh, chọn kéo cắt móng phẳng, tránh cắt quá sâu hoặc quá ngắn. Không được kéo phần da chết gần móng chân để tránh gây ra vết thương trên bàn chân.

7. Không được tự ý cắt vết chai trên bàn chân

Bệnh nhân tiểu đường không nên tự ý xử lý vết chai tại nhà. Nếu không, rất dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hãy đến bệnh viện và nhờ bác sĩ chuyên môn xử lý giúp.

Đối với những bệnh nhân đái tháo đường, muốn phòng bệnh hiệu quả, trước hết cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Sau đó làm tốt công tác bảo vệ bàn chân của mình. Cả hai việc này đều có thể làm giảm tỷ lệ biến chứng lở loét bàn chân ở người bệnh.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên thường xuyên tái khám định kì theo chỉ định của bác sĩ, kiểm tra cả chức năng thận,… Để khi có vấn đề xảy ra, còn có thời gian để kịp thời xử lí, tránh biến chứng nặng hơn!

Ngoài việc kiểm soát đường huyết, bệnh nhân tiểu đường cần ghi nhớ 7 thói quen liên quan đến BÀN CHÂN để cải thiện tình trạng bệnh... - Ảnh 3.

Theo Empathy

Doanh nghiệp & Tiếp thị

Trở lên trên