Bước qua tuổi 40, nếu không chấm dứt 6 thói quen, tuổi thọ trực tiếp bị đe dọa bởi căn bệnh gây chết não chỉ trong tích tắc
Sau độ tuổi 40, cơ thể không còn có thể tự phục hồi nhanh chóng như khi còn trẻ. Nếu không kịp thời chấm dứt 6 thói quen “tổn thọ” này, sức khỏe sẽ suy kiệt chỉ sau một thời gian ngắn.
- 06-11-2021Từ 45 - 55 tuổi, 2 kiểu thể dục tốt nhất nên ngừng tập ngay vì tác hại đến thận thực sự rất lớn
- 04-11-2021Sinh ra ở vạch đích, con gái Bill Gates tận hưởng cuộc sống "bà hoàng" trong biệt thự 178 triệu USD, thỏa thích du lịch và chia sẻ 1 thú vui giống hệt bố
- 28-10-20212 thói quen buổi sáng của đàn ông sẽ khiến tuyến tiền liệt rơi vào báo động, cần thay đổi sớm nếu không muốn trẻ tuổi đã mắc bệnh
Những người bước vào độ tuổi trung niên sẽ luôn phải bắt đầu chú ý đến sức khỏe của bản thân. Chỉ cần một thói quen bất cẩn, họ có thể gia tăng nguy cơ mắc hàng loạt các bệnh tuổi già mãn tính, trong đó, mối nguy hàng đầu là vấn đề liên quan tới huyết áp và tim mạch.
Người già hay bị cao huyết áp do thành động mạch bị lão hóa, giảm tính đàn hồi, động mạch trở nên cứng hơn, tăng tích lũy mỡ dẫn đến xơ mỡ động mạch. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như môi trường sống, chế độ ăn uống, trạng thái thần kinh, các bệnh kết hợp (tiểu đường, gout...).
Để hạn chế sự nguy cơ đột quỵ do huyết áp tăng cao, thay đổi thói quen sống là một trong những ưu tiên hàng đầu với người qua tuổi 40.
1. Ăn uống thiếu lành mạnh
Kết quả của chế độ ăn mặn, ăn nhiều chất béo là hình thành các mảng xơ vữa trong mạch máu, mạch máu co lại và độ đàn hồi yếu đi, làm tăng huyết áp. Do đó, để kiểm soát sức khỏe tim mạch, chúng ta phải thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn.
Tốt nhất không nên ăn quá 5 gram muối mỗi ngày.
Ăn nhiều rau củ quả tươi mới.
Bệnh nhân tăng huyết áp nên kiểm soát lượng chất béo nạp vào người, ăn ít thịt mỡ, nội tạng động vật,
Hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên rán, đồ ngọt,
Ăn nhiều cá, nấm , sữa ít béo, v.v.
2. Thừa cân, béo phì
Quản lý cân nặng là một việc không thể thiếu trong quá trình quản lý sức khỏe của mỗi người. Khi duy trì được thể trạng vừa phải, không quá béo hay quá gầy thì sức cản mạch ngoại vi cũng giảm, nguy cơ tăng huyết áp cũng giảm theo.
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ là một nhân tố quan trọng giúp chúng ta tránh xa nguy cơ béo phì tốt hơn, kiểm soát lượng đường huyết của cơ thể ở mức độ cân bằng.
Người béo phì cũng có lượng cholesterol xấu cao, dễ gây xơ vữa động mạch - yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ não. Ảnh: Eat-treat.jp
3. Không tập luyện, lười vận động
Những người ngồi lâu, ít vận động thì độ nhớt trong máu tăng cao, cơ tim bị co lại và yếu dần đi, hệ tuần hoàn lưu thông kém. Điều này khiến cho động mạch bị xơ cứng, hình thành các mảng xơ vữa hoặc cục máu đông, làm tăng nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim, đột quỵ não…
Thực hiện chế độ tập luyện phù hợp với bản thân sẽ hỗ trợ cải thiện chức năng tim phổi, giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm lipid máu, ngăn ngừa sự hình thành mảng xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục nhịp điệu trong thời gian dài có thể cải thiện sự hưng phấn thần kinh giao cảm ở bệnh nhân trung niên bị tăng huyết áp, có lợi cho việc kiểm soát huyết áp hơn nữa.
4. Thường xuyên chịu căng thẳng thời gian dài
Khi bước vào độ tuổi trung niên, rất nhiều người bắt đầu đối mặt với các áp lực nặng nề đến từ môi trường công sở cạnh tranh gay gắt, gánh nặng kinh tế cho gia đình tăng cao. Không ít người phải đối mặt với kế hoạch nghỉ hưu nên cảm thấy lo lắng, căng thẳng trường kỳ.
Chính trạng thái này đã gia tăng nguy cơ khiến huyết áp tăng vọt. Vì vậy, cần học cách giải tỏa căng thẳng, giảm áp lực, thư giãn tinh thần để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
5. Hút thuốc lá và uống rượu bia
Hút thuốc lá ảnh hưởng đến nhịp tim và gây tăng huyết áp cấp. Người hút thuốc liên tục trong ngày thì tình trạng huyết áp càng tăng và khó kiểm soát. Trong khi đó, rượu bia lại là nguyên nhân hàng đầu thúc đẩy hình thành cục máu đông trong tim, do nhịp tim không đều, tăng nguy cơ đột quỵ.
Theo thống kê, một nửa số người tử vong hàng năm do hút thuốc lá mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não, trong đó, chủ yếu là bệnh mạch vành và cao huyết áp. Đặc biệt, ở người sau tuổi trung niên, tác hại của thuốc lá và rượu bia sẽ càng rõ ràng hơn. Nếu không lập tức từ bỏ thói quen này, “kẻ giết người thầm lặng” sẽ sớm “gõ cửa”.
6. Làm việc và nghỉ ngơi thất thường
Theo một nghiên cứu mới từ Viện Karolinska (Thụy Điển), thức khuya hay ngủ muộn có thể tăng nguy cơ đột quỵ lên tới 7% so với người ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc.
Các chuyên gia cho rằng, việc thức khuya thường xuyên sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm tăng nhịp tim, áp lực lên tim và các cơn co thắt trong cơ tim. Tình trạng này kéo dài sẽ hình thành các cục máu đông, là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.
Khi còn trẻ, thể lực tốt khiến mọi người chủ quan, không bận tâm tới thói quen sinh hoạt và nghỉ ngơi. Những tác hại này sẽ hiển hiện ngày một rõ rệt hơn khi cơ thể dần lão hóa. Việc ngủ muộn, thức khuya càng giảm đi thời gian phục hồi của các bộ phận trong cơ thể, khiến sức khỏe tổng thể suy kiệt với tốc độ nhanh chóng.
Do đó, sau khi qua tuổi 40, cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ, đảm bảo ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày.
*Theo Aboluowang
Trí Thức Trẻ
- Không cần pha mật ong, 2 loại nước này uống vào buổi sáng cũng giúp làm sạch ruột, dưỡng thận, mát gan hiệu quả nhưng ít người biết: Rất sẵn ở Việt Nam
- Loại rau rừng kỳ lạ có ở Việt Nam được ví là "nhân sâm châu Á”: Từng không ai quan tâm giờ được mê vì bổ đủ đường
- Một loại củ được ví là "nhân sâm của người nghèo": Bán đầy chợ Việt, giúp giảm cân, sáng mắt và rất nhiều công dụng khác
- Một môn thể thao kéo dài tuổi thọ hơn cả chạy hay bơi nhưng thường bị đánh giá thấp: Có đến 5 lợi ích cho sức khỏe không ngờ đến
- Uống nước tốt cho sức khỏe nhưng uống sai còn gây hại hơn: Đây là 5 sai lầm cực kỳ tai hại khi uống nước mà nhiều người dễ mắc phải