Ngồi thiền không chỉ giúp bạn đối phó với sự căng thẳng mà còn có thể giữ cho bộ phận quan trọng này của cơ thể không bị lão hóa
Nếu có thể, hãy dành thời gian để thực hành thiền định ngay hôm nay.
- 17-05-2020Tỷ phú "cổ vũ tinh thần" Deepak Chopra: Khi thiền định, yoga không tác dụng, đây là cách cực đơn giản giúp bạn vượt qua căng thẳng
- 16-05-2020Thiền ngủ: "Chiêu thức" ngọt ngào dành cho người mất ngủ, giúp cơ thể thư giãn và phục hồi
- 13-05-2020Lợi ích của ngồi thiền: Chỉ cần 20 phút có thể mở thông kinh lạc, toàn bộ cơ thể thay đổi
Một nghiên cứu về thiền định kéo dài 18 năm do Trung tâm Tinh thần Khỏe mạnh tại Đại học Wisconsin-Madison thực hiện vừa mới được công bố gần đây. Kết quả cho thấy não của một vị tu sĩ Phật giáo khi thiền chuyên sâu hàng ngày đã giảm quá trình lão hóa tới 8 năm so với nhóm đối tượng được theo dõi khác.
Dự án bắt đầu vào những năm 1990, dựa trên mối quan hệ của nhà thần kinh học Richard Davidson với Dalai Lama.
Tenzin Gyatso là tên thật của Dalai Lama thứ 14, nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của nhân dân Tây Tạng.
Davidson - người sáng lập của trung tâm Tinh thần Khỏe Mạnh - bắt đầu tạo mối liên hệ giữa cảm xúc tích cực và sức khỏe não bộ, từ đó dồn toàn tâm nghiên cứu về thiền định.
Davidson cho biết: "Dalai Lama đã khuyến khích tôi thực hành phương pháp thiền định truyền thống này và nghiên cứu nó bằng các công cụ khoa học hiện đại. Nếu chúng tôi tìm thấy thiền định thực sự mang lại lợi ích thì phương pháp này sẽ được phổ biến rộng rãi".
Nghiên cứu sử dụng MRI và cỗ máy chuyên dụng để ước tính "tuổi của não" thông qua hình ảnh não bộ của một nhà sư Phật giáo. Davidson và nhà khoa học chính Nagesh Adluru đã nghiên cứu tâm trí của thiền sư Phật giáo Tây Tạng Yongey Mingyur Rinpoche trong suốt 18 năm.
Davidson nói rằng mục tiêu là để tìm hiểu xem liệu có sự khác biệt về tốc độ lão hóa giữa bộ não của các thiền sư dày dạn kinh nghiệm so với những người mới tập hay không. Thiền sư Rinpoche được kiểm tra lần đầu tiên vào năm 2002 ở tuổi 27. Vào lúc đó, ông đã hoàn thành chín năm thiền định. Ông được kiểm tra lại ở các độ tuổi tương ứng là 30, 32 và 41.
Lần kiểm tra cuối cùng được thực hiện khi ông trở về sau một chuyến tu hành kéo dài bốn năm rưỡi. Bộ não của ông được tính là 33 tuổi, tức là trẻ hơn tám năm so với tuổi thật.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh bộ não của Rinpoche với bộ não của một nhóm đối tượng được theo dõi khác. Kết quả cho thấy não của vị thiền sư chậm lão hóa hơn so với những người kia. Tầm quan trọng của phát hiện này quá rõ ràng, ngay cả với biên độ sai số cộng hoặc trừ hai đến ba năm.
Một nghiên cứu về thiền định kéo dài 18 năm do Trung tâm Tinh thần Khỏe mạnh tại Đại học Wisconsin-Madison thực hiện vừa mới được công bố gần đây. Kết quả cho thấy não của một vị tu sĩ Phật giáo khi thiền chuyên sâu hàng ngày đã giảm quá trình lão hóa tới 8 năm so với nhóm đối tượng được theo dõi khác. Các nhà nghiên cứu đã so sánh bộ não của Rinpoche với bộ não của một nhóm đối tượng được theo dõi khác. Kết quả cho thấy não của vị thiền sư chậm lão hóa hơn so với những người kia. Tầm quan trọng của phát hiện này quá rõ ràng, ngay cả với biên độ sai số cộng hoặc trừ hai đến ba năm.
Davidson nói: "Nếu những lợi ích khi thiền định được tích lũy theo thời gian, điều này sẽ có những tác động rất lớn đối với sức khỏe và hạnh phúc."
"Đặc biệt là bây giờ, giữa đại dịch vi-rút Corona, mọi người có thể hưởng lợi từ việc thiền định. Nó được thiết kế để nhắc nhở chúng ta rằng sự tốt đẹp xuất phát từ chính bản thân mỗi người".
"Tôi nghĩ điều thú vị nhất là chính chúng ta có thể tác động đến bộ não của mình... và thay đổi tốc độ mà nó già đi, thông qua việc thực hành những điều hữu ích cho sức khỏe."
Các nhà nghiên cứu cho biết họ rất phấn khích để xem bộ não của Rinpoche sẽ tiếp tục phát triển như thế nào và nghiên cứu này có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể ra sao.
(Theo CNN)