Ngôi trường 111 tuổi có diện tích 2,3ha mà bà xã Lý Hải từng theo học: Nằm trên khu đất vàng, lọt top điểm chuẩn cao nhất TP.HCM
Ngôi trường này đã tồn tại hơn 1 thế kỷ, nuôi dưỡng nhiều thế hệ công dân ưu tú cho đất nước.
- 13-05-2024Tặng học trò nghèo 1 đôi giày bông, 30 năm sau, cô giáo được nam sinh đến tận nhà đưa lại 1 quyển sổ mà thấy ấm lòng
- 23-04-2024Giữa lúc nhiều ĐH tăng học phí, sinh viên 1 trường đi học không mất tiền, lại còn được nhận thêm trợ cấp mỗi tháng, ra trường không lo việc làm
- 16-04-20241 quận ở Hà Nội tập trung đến 12 trường THPT tư thục: Toàn cái tên "hot" của thủ đô, có trường học phí lên đến hơn 800 triệu đồng/năm
Cặp vợ chồng Lý Hải - Minh Hà đang trở thành tâm điểm chú ý sau khi bộ phim Lật Mặt 7 ra rạp và thu về doanh thu khủng. Cả hai kết hôn vào năm 2010 và đã có 4 nhóc tỳ kháu khỉnh. Sau khi kết hôn, Minh Hà lui về hậu trường để chăm sóc gia đình và là hậu phương vững chắc cho ông xã.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, mỗi khi nhắc đến thành tích học tập của Minh Hà, ai cũng phải tấm tắc khen ngợi. Cô từng theo học tại Đại học Luật TP.HCM sau đó tiếp tục du học ngành Luật Thương mại Quốc tế tại Đại học Leicester nổi tiếng - ngôi trường top 25 tại Anh và xếp thứ 170 trên toàn thế giới. Để có được bệ phóng đó, vợ của Lý Hải từng học tập và tốt nghiệp tại THPT Nguyễn Thị Minh Khai - một trong những ngôi trường cổ kính, có thời gian tồn tại lâu đời ở Việt Nam.
Ngôi trường hơn 1 thế kỷ
Nằm ở khu đất vàng của trung tâm thành phố, được bao bọc bốn con đường Điện Biên Phủ, Bà Huyện Thanh Quan, Ngô Thời Nhiệm và Trương Định, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai được khởi công xây dựng từ năm 1913, đến nay cũng đã tròn 111 tuổi.
Theo thông tin trên website chính thức, ban đầu trường chỉ có những lớp đồng ấu (Enfantin) và những lớp cao đẳng (Supérieur) của bậc sơ học. Năm 1922 trường đã khánh thành Ban nữ trung học học đường với cái tên Collège de Jeunes Filles Indigènes (Trường con gái bản xứ). Màu tím được chọn là màu áo đồng phục cho nữ sinh thời bấy giờ, tượng trưng cho đức tính đoan trang, kín đáo và khiêm nhường của thiếu nữ Việt Nam. Vì thế trường còn được gọi là trường Áo Tím.
Năm 1940, trường được đổi tên là Lycée Gia Long. Màu áo tím của nữ sinh được chuyển sang màu áo trắng tinh khôi cùng với huy hiệu bông mai vàng rực rỡ lại càng tô điểm thêm những trang sử truyền thống hào hùng của ngôi trường. Và sẽ không ngạc nhiên khi trường được mang tên người nữ anh hùng bất khuất Nguyễn Thị Minh Khai, sau ngày đất nước thống nhất.
Không chỉ ghi dấu bởi bề dày lịch sự, ngôi trường này còn ấn tượng bởi khuôn viên đẹp như một công viên, mái ngói rêu phong và những vòm ô cửa sổ như những lâu đài trong cổ tích. Hiện nay trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai trải dài trên khu đất rộng hơn 2,3ha với quy mô 46 phòng dạy học tiên tiến, 4 phòng nghe nhìn, 3 phòng làm thực hành thí nghiệm, 3 phòng cho bộ môn, 4 phòng tin học, thực hành máy tính, 1 thư viện, 3 hội trường và 1 phòng Y tế. Ngoài ra, nhà trường còn đầu tư cho các cơ sở vật chất khác như: Nhà thể thao đa năng, phòng tập Judo, bể bơi… Năm 2012, trường được UBND xếp hạng di tích cấp thành phố.
Ngôi trường top đầu của thành phố
Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại các trường THPT công lập năm 2023, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai nằm trong top 3 trường có điểm cao nhất TP.HCM. Cụ thể, trường có mức điểm chuẩn là 24,25 điểm, chỉ xếp sau 2 trường là THPT Nguyễn Thượng Hiền và THPT Gia Định.
Không chỉ chú trọng đến học tập, học sinh của ngôi trường này còn tích cực trong các hoạt động ngoại khoá. Trường có đa dạng các câu lạc bộ từ nhảy hiện đại, múa đương đại cho đến chụp hình, quay phim, ngoại ngữ…
Nhờ những hoạt động ngoại khóa thiết thực, việc đến trường trở nên thú vị hơn bao giờ hết đối với các bạn học sinh THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Việc được tham gia những hoạt động thực tế giúp các bạn được nuôi dưỡng tài năng cá nhân, có một sân chơi thư giãn sau các giờ học.
Tổng hợp