Ngọn đồi "phản trọng lực" đi ngược với quy luật tự nhiên, khiến leo dốc không còn là vấn đề: Ô tô tắt máy vẫn lên được đỉnh, máy bay sợ hãi né xa
"Leo dốc chưa bao giờ dễ đến thế" có lẽ là điều mà ai nấy đều thốt lên ngạc nhiên khi đến với con dốc “phản trọng lực” này, bởi vì chẳng cần tác động gì thì một quả bóng ở dưới chân dốc vẫn có thể leo lên đỉnh một cách hết sức nhẹ nhàng.
- 01-05-2022Ngôi làng "nằm dưới đáy giếng" được mệnh danh như vùng đất thần tiên: Từng biệt lập với bên ngoài hàng trăm năm, nay trở mình thành điểm du lịch hút khách
- 27-04-2022Ngôi làng kỳ quặc giữa chốn “thâm sơn cùng cốc”: 90% cư dân có cùng một họ, không được phép kết hôn với người ngoài, khi được hỏi một câu dân địa phương lập tức “tái mặt”
- 26-04-2022Bí ẩn không lời giải về ngôi làng 100 năm không có đến 1 con muỗi: Khoa học cũng chưa thể chứng minh, nguyên do nghi ngờ liên quan đến 1 hòn đá thần hình con cóc
Thế giới muôn màu luôn tồn tại những địa điểm kỳ bí mà tại đó, các quy tắc vật lý tưởng chừng như bị đảo ngược hoàn toàn. Và đồi "phản trọng lực" tọa lạc tại thành phố Leh trên đường cao tốc Leh-Kargil thuộc bang Jammu và Kashmir (Ấn Độ) là một ví dụ điển hình.
Tại đây, xe ô tô có thể tự lên dốc mà không cần sự hỗ trợ của động cơ, máy móc. Nhưng ngược lại khi xuống dốc, chúng ta lại phải dùng nhiều sức hơn hẳn. Trường hợp đi xe đạp, bạn sẽ phải dùng hết sức đạp khi xuống dốc.
Đồi phản trọng lực là một trong những địa điểm bí ẩn nhất tồn tại trên Trái đất khi ngọn đồi này hoàn toàn không hề tuân theo bất kỳ quy luật trọng lực nào. Ảnh: PuneetVikramSingh
Địa điểm này từng gây xôn xao dư luận trong thời gian dài vì hiện tượng kỳ lạ và là tâm điểm của những nghi vấn về ma thuật, cũng như bị nghi ngờ là nơi chôn vùi những khối nam châm khổng lồ. Do đó, mọi người còn gọi ngọn đồi này bằng cái tên đặc biệt "đồi nam châm".
Không khó để tìm đường tới ngọn đồi, bởi địa điểm này nằm ở độ cao 4200m so với mực nước biển, chào đón du khách bằng tấm biển với nội dung gây tò mò: "Magnetic Hill - The Phenomenon That Defies Gravity. Park your vehicle in the box marked with paint on the road and experience the wonder! (Tạm dịch: Đồi Nam Châm - hiện tượng thách thức trọng lực. Hãy đỗ xe vào vị trí được đánh dấu trên đường và trải nghiệm điều kỳ diệu!).
Biển báo độc lạ thu hút khác du lịch. Ảnh: Discovery
Quả thật, điều kỳ diệu đã xảy ra. Mặc dù con đường có vẻ dốc ngược lên, nhưng nếu bạn đỗ xe và tắt máy, chiếc xe sẽ tự di chuyển về phía ngọn đồi với tốc độ khoảng 15 – 20 km/h.
Không chỉ nổi tiếng bởi sự kỳ lạ, ngọn đồi này còn là điểm du lịch hút khách trong thung lũng, đồng thời trở thành điểm dừng chân hoàn hảo cho những tay đua mệt mỏi di chuyển trên đường cao tốc.
Thần thoại về ngọn đồi kỳ lạ
Có một số địa điểm trên Trái đất kỳ lạ đến nỗi không tuân theo định luật vạn vật hấp dẫn, đủ khiến các nhà nghiên cứu phải đau đầu đi tìm kiếm câu trả lời. Ảnh: Pinterest
Trước kia, người dân địa phương vẫn tin rằng từng tồn tại con đường dẫn tới thiên đàng. Song chỉ những ai xứng đáng mới lên thẳng vào con đường. Và ngược lại, người không xứng đáng sẽ chẳng bao giờ tìm thấy dù có cố gắng tới đâu. Thế nhưng, bất chấp lý thuyết này thú vị đến mức nào, rất ít người thực sự tin vào điều đó.
Cũng chính từ danh tiếng của "ngọn đồi nam châm", các máy bay không quân Ấn Độ đã chuyển hướng để tránh từ tính. Giả thuyết cho rằng có sức mạnh phát ra từ ngọn đồi đã khiến phi công phải nâng độ cao khi bay qua đây để tránh nhiễu từ.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu giải thích, do địa hình tại đây ở vị trí cao 4200m so với nước biển nên nhiễu động không khí và hiện tượng thời tiết bất thường hay xảy ra. Đây mới là nguyên nhân khiến các phi công muốn "tránh xa" nơi này.
Hiện tượng lạ trên "ngọn đồi nam châm" được du khách từ khắp nơi trên thế giới về trải nghiệm và chứng thực. Cũng từ đó, nhiều giả thuyết với các lý giải khoa học để giải thích hiện tượng phản trọng lực, nhằm ngăn chặn nhiều câu chuyện mê tín dị đoan được đồn thổi trước kia.
Bật mí lý do khiến ngọn đồi trở nên độc đáo
Quả bóng lại có thể tự lăn lên đỉnh đồi. Ảnh: ScienceAlert
Hóa ra, sự thật về hiện tượng này chỉ là một màn ảo ảnh thị giác do thiên nhiên tạo ra để đánh lừa con người mà thôi. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là, màn ảo ảnh này "thật" đến nỗi, bạn sẽ không thể nhận ra chúng nếu như không có sự hỗ trợ của các thiết bị chuyên dụng.
Chẳng hạn, nếu bạn có một thiết bị khảo sát hay thiết bị định vị GPS, bạn sẽ phát hiện ra rằng "chân" dốc thực ra lại là "đỉnh" dốc, nghĩa là chúng ngược lại với những gì chúng ta quan sát được bằng mắt.
Nhà vật lý học Brock Weiss tại trường Đại học Pennsylvania chia sẻ: "Khi đi trên con đường này, bạn sẽ có ảo giác là bạn đang đi lên trên dốc, trong khi thực tế là bạn đang đi xuống".
Nhưng, nếu như con dốc này đủ dốc để xe có thể có đà mà trôi được như vậy, thì làm sao mà chúng ta có thể dễ dàng bị con mắt đánh lừa hết lần này qua lần khác?
Theo lý giải của các nhà tâm lý học, nguyên nhân của hiện tượng này nằm ở đường chân trời. Hầu hết vị trí của các ngọn đồi trọng lực không cho chúng ta nhìn thấy chính xác đường chân trời nằm ở đâu - khiến cho chúng ta mất đi một điểm mốc để so sánh.
Tiến sĩ Rob Macintosh của trường Đại học Edinburgh cho hay: "Đây là một vùng đất nghiêng, và đoạn đường của chúng ta cũng nghiêng như vậy, nhưng với một góc nhỏ hơn. Và thế là chúng ta bị xáo trộn vị trí của chân dốc và đỉnh dốc".
Năm 2003, một nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của việc thiếu vắng đường chân trời đối với việc nhận thức không gian đã được tiến hành trong phòng thí nghiệm với sự trợ giúp của một số tình nguyện viên.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Padova và Pavia ở Italy đã xây dựng mô hình một số ngọn đồi phản trọng lực trên thế giới, và các tình nguyện viên sẽ nhìn chúng thông qua một cái lỗ. Sau đó họ tùy chỉnh vị trí đường chân trời trong mô hình để xem xem điều này sẽ tác động thế nào đến nhận thức của người quan sát đối với hướng dốc (dốc lên với dốc xuống) của quả đồi. Họ nhận thấy nếu không nhìn thấy đường chân trời, các cột mốc (điểm tham chiếu) thay thế như cây cối, tảng đá, biển báo…thực sự có thể làm sai lệch nhận thức về không gian của người quan sát.
"Trải nghiệm thị giác và tâm lý trong mô hình thí nghiệm khá giống với trên thực địa. Sau mỗi lần thí nghiệm chúng tôi lại thả một cuộn băng dính nhỏ lên mô hình và khi chứng kiến cuộn băng dính di chuyển ngược lên dốc, phản ứng của các tình nguyện viên khá thú vị: bất ngờ pha chút nét sợ hãi"- trích báo cáo tham luận của nhóm nghiên cứu.
“Ngọn đồi từ tính” này không phải là câu chuyện duy nhất ở Ấn Độ. Trên thực tế, có một số nơi tương tự ở Mỹ, Canada hoặc Úc. Ảnh: Kalinga
Dù lý do là gì, đồi Magnetic vẫn là một điểm thu hút khách du lịch ở Ấn Độ. Nhiều du khách đã vui vẻ kể lại trải nghiệm của họ và thời gian tốt nhất để đến thăm là từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.
Theo Discovery và ScienceAlert