MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngủ ngáy có thể gây ra biến chứng nguy hiểm: Chuyên gia chỉ các bài tập chữa ngáy khi ngủ

07-10-2020 - 21:50 PM | Sống

TS BS Nguyễn Như Vinh – trưởng khoa thăm dò hô hấp, Bệnh viện Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh cho biết ngáy không chỉ ảnh hưởng tới người ngủ cùng mà ngáy còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sứ...

Dấu hiệu ngưng thở khi ngủ

Bác sĩ Vinh cho biết giấc ngủ là nhu cầu sinh lý thiết yếu của con người, trung bình người bình thường cần 6-8 giờ ngủ trong một ngày hoặc ngủ chiếm khoảng 1/3 thời gian đời người.

Ngủ được xem là một quá trình động liên quan đến sự tương tác phức tạp giữa não, các trung tâm tiềm thức và sự nghỉ ngơi của cơ thể. Vì vậy rối loạn giấc ngủ rất có hại cho sức khỏe nói chung và cho công việc hằng ngày nói riêng.

Không khí được hít thở qua đường mũi, nếu đường thở thông thoáng không khí ra vào bình thường. Khi ngủ đường thở bị nghẹt do lưỡi hoặc lưỡi gà che khuất đường thở gây ra hiện tượng ngáy, ngưng thở khi ngủ.

Ngáy là âm phát ra lúc ngủ do sự rung động phần mềm ở mũi và thành sau họng. Âm ngáy do dòng không khí bị xáo động khi đi ngang qua khoảng hẹp.

Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng xảy ra khi hơi thở của một người bị gián đoạn trong khi ngủ. Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ không được điều trị sẽ ngừng thở liên tục trong khi ngủ có khi hàng trăm lần trong một đêm.

Bác sĩ Vinh cho biết đây là bệnh lý thường gặp, các nghiên cứu cho rằng có tới 38 % người lớn ngáy và ngừng thở khi ngủ. Trong đó 70 -80% chưa được chẩn đoán. Bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trung niên, thường gặp ở nam giới.

Những người béo phì, bất thường cấu trúc đường hô hấp trên (amidan quá phát, hàm nhỏ, lưỡi to,…), uống nhiều rượu bia, sử dụng thuốc an thần hoặc trong gia đình có người bị ngưng thở khi ngủ có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ cao hơn.

Nếu bệnh lý này không được chẩn đoán sớm thì chi phí điều trị cũng như việc điều trị khó khăn hơn. Bệnh có thể xảy ra nhiều biến chứng.

Có hai loại ngưng thở khi ngủ:

Thứ nhất, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Phổ biến hơn trong hai dạng ngưng thở, nguyên nhân là do tắc nghẽn đường thở thường là do các mô mềm ở phía trước cổ họng chèn ép xuống trong khi ngủ.

Thứ hai, ngưng thở khi ngủ trung ương: Không giống như ngưng thở do tắc nghẽn, đường thở không bị chặn, nhưng do sự bất ổn trong trung ương điều khiển hô hấp khiến não không báo hiệu cho cơ kiểm soát hoạt động thở.

 Ngủ ngáy có thể gây ra biến chứng nguy hiểm: Chuyên gia chỉ các bài tập chữa ngáy khi ngủ - Ảnh 1.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ

Những người có bệnh lý ngưng thở khi ngủ là người ngáy to người ngủ chung không ngủ được thì có nguy cơ ngưng thở cao. Khi đang ngáy ngủ có lúc người đó không ngáy nữa

Những người có thời gian ngủ ban đêm dài nhưng ban ngày vẫn buồn ngủ, khó tập trung, khó làm việc.

Ngoài ra, còn một số dấu hiệu khác như người mắc tiểu đường, huyết áp cao cũng cần chú ý. Những người ngủ dậy bị khô họng, ban đêm đi tiểu nhiều lần cũng có thể do ngưng thở khi ngủ mang đến.

Bác sĩ Vinh cho biết người có đặc điểm như trên cần đi khám kịp thời để xem có bị ngưng thở khi ngủ hay không.

Nếu bị ngưng thở khi ngủ có thể có nhiều biện pháp can thiệp để giảm triệu chứng này.

Các bài tập thể dục

Theo bác sĩ Vinh khi bị ngáy ngủ, ngừng thở khi ngủ người bệnh có thể tập các bài tập để vùng họng săn chắc để giảm bớt ngáy khi ngủ hơn.

Các bài tập giúp giảm ngáy khi ngủ được bác sĩ Vinh giới thiệu như sau:

 Ngủ ngáy có thể gây ra biến chứng nguy hiểm: Chuyên gia chỉ các bài tập chữa ngáy khi ngủ - Ảnh 2.

Bài tập lưỡi trị ngáy ngủ

Bài tập 1: Tập lưỡi

Nhìn thẳng về phía trước

Tì đầu lưỡi về chân răng trước

Kéo lưỡi (vẫn tì vào vòm họng) về phía sau cho đến hết

Mỗi lần tập 10 lần

Mỗi ngày tập 4 – 5 lần

Bài tập này giúp cơ lưỡi săn chắc khiến thành sau lưỡi không rơi vào đường thở.

Bài tập 2: Tập họng

Mở miệng càng rộng càng tốt, thè lưỡi ra theo hướng xuống dưới, đưa lưỡi ra xa nhất có thể

Sau đó nâng lưỡi gà lên lúc thè lưỡi

Giữ việc nâng khẩu cái trong 5 giây

Mỗi lần tập lặp lại 10 lần

Mỗi ngày tập 4- 5 lần

Bài tập 3: Bài tập vòm họng

Bài tập này giúp khẩu cái mềm đưa lên

Hít vào bằng mũi

Thở ra bằng miệng, khi thở ra nên mím môi tạo sức cản

Ép bụng để thở ra

Duy trì thở ra trong 5 giây

Mỗi lần tập 10 lần

Mỗi ngày tập 4 – 5 lần

Bài tập 4: Bài tập thở họng sau

Hít sâu bằng mũi

Thở ra bằng miệng khi thở ra nên mím môi tạo sức cản

Ép bụng để thở ra

Duy trì thở ra trong 5 giây

Mỗi lần tập 10 lần

Mỗi ngày tập 4 – 5 lần

Ngoài ra, theo bác sĩ Vinh người bệnh cần thay đổi lối sống như hạn chế rượu bia, không sử dụng thuốc an thần nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Theo N.Anh

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên