Người cha huấn luyện con trai ngốc nghếch bị đuổi học thành phi hành gia
Những đứa trẻ của chúng ta đến cuối cùng cần giáo dục như thế nào? Đáp án là: Những đứa trẻ cần được bồi dưỡng suy nghĩ độc lập, dũng cảm đối diện với thế giới này, làm những điều giáo dục mà chúng thích. Trên thế giới này có rất nhiều thứ mà chúng ta không thể khống chế được, nhưng điều chúng ta có thể khống chế được đó chính là chính chúng ta.
- 12-03-2023Làm thế nào để quay trở lại tàu vũ trụ nếu các phi hành gia rời khỏi cabin để làm việc và vô tình trôi đi
- 15-01-2023Nếu phi hành gia qua đời trên sao Hỏa, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể họ?
- 12-12-2022Một ngày trong cuộc sống cách ly của phi hành gia sẽ thế nào?
Nếu bạn là cha mẹ của một đứa trẻ điểm luôn thấp nhất trong lớp, hoặc thậm chí sắp bị đuổi học, bạn có nghĩ rằng con mình vô vọng và sẽ thất bại trong tương lai không? Chắc hẳn rất nhiều phụ huynh trả lời rằng "Có".
Nhưng nhân vật Mã Hạo Văn (do nam diễn viên Đặng Siêu đóng) - cha của cậu bé Mã Phi trong bộ phim "Lớp học bổ túc Ngân Hà" của Tr ung Quốc đã huấn luyện cậu con trai ngốc nghếch của mình từ một học sinh nghèo suýt bị đuổi học trở thành một phi hành gia xuất sắc. Ông bố này có "phép thuật" gì không?
Trên thực tế, người cha này đã sử dụng 3 điểm sau trong quá trình giáo dục con mình trưởng thành thành công, các phụ huynh đều có thể tham khảo:
1. "Đừng chỉ tin những gì người khác nói. Con là đứa trẻ thông minh nhất quả đất này"
Trong phim, Mã Phi là đứa trẻ bị điểm kém nhất lớp, cô giáo nói: "Có đốt nóng bao nhiêu than cũng không thành kim cương", người mẹ cũng nói: "Đứa trẻ như thế này chỉ có thể bán bánh kếp trong tương lai".
Khi mọi người đều cho rằng Mã Phi định mệnh là một cậu bé hư và một kẻ thua cuộc, chỉ có cha cậu luôn khen ngợi và động viên, nhìn thấy mọi tiến bộ của con. Từ đó, giúp đứa trẻ nhận ra ý nghĩa của câu "tôi sẽ không bao giờ thua cuộc", yêu thích và tự lập chăm chỉ học tập.
Đối diện với con trai Mã Phi không biết lớn lên sẽ đi về đâu, người cha Mã Hạo Văn đã nói rằng: Cuộc sống giống như bắn cung vậy, ước mơ chính là phi tiêu, nếu ngay cả phi tiêu cũng không tìm được thì con mỗi ngày kéo cung có ý nghĩa gì?
"Đừng chỉ tin những gì người khác nói. Con là đứa trẻ thông minh nhất quả đất này. Chỉ cần đầu óc con không ngừng suy nghĩ, con có thể làm được mọi thứ trên trái đất này", anh nói.
Ai cũng có ước mơ, nhưng có người vì khó khăn mà lùi bước, có người vì thất bại mà nản lòng, hoặc vì hèn nhát mà bỏ cuộc! Trên thế giới này, điều duy nhất có thể ngăn cản bạn thực hiện ước mơ của mình chính là bản thân bạn. Đó chính là điều cha mẹ nên nói với con mình.
2. Có khả năng tư duy độc lập
Trẻ em không chỉ nên tập trung vào thành tích học tập mà còn phải trau dồi khả năng suy nghĩ độc lập, bởi vì đây là công cụ trong quá trình trưởng thành của chúng.
Cha của Mã Phi nói: "Dạy con không chỉ là giáo dục kiến thức mà còn là trau dồi tư tưởng của chúng". Mã Phi cải thiện điểm kiểm tra rất nhiều sau khi xem chương trình vũ trụ, đó là vì cha cậu thường dạy con khả năng suy nghĩ và phân tích độc lập.
Khi Mã Phi bị lũ bủa vây và mạng sống ngàn cân treo sợi tóc, cậu nghĩ đến việc tháo tấm cửa ra và dùng rèm buộc vào một chiếc bè, vừa huýt sáo, vừa bật đèn pin, vừa chèo thuyền ra bờ kè vừa kêu cứu, cuối cùng được giúp đỡ thành công. Đây là giải pháp mà một cậu học sinh cấp 2 có thể nghĩ ra, nhưng điều kiện tiên quyết là cậu ấy phải có thói quen suy nghĩ độc lập và dũng cảm đối mặt với cuộc sống.
Người lớn nên cho trẻ hiểu ngay từ khi còn nhỏ rằng trẻ cũng như cha mẹ, tồn tại như một người độc lập! Bất kể lời nói, hành động hay sự lựa chọn, con nên tự chịu trách nhiệm!
3. Học cách đối mặt với thất bại
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ tập trung vào kết quả học tập của trẻ?
Con trai một trưởng khoa trong phim vốn là một học sinh đạt thành tích cao với điểm xuất sắc, nhưng vì đạt 58 điểm trong một bài kiểm tra và không có ai hướng dẫn, cảm thông nên không thể đối mặt, cuối cùng chọn cách cực đoan.
Còn Mã Phi, không chỉ dũng cảm và ngoan cường tìm cách trốn thoát trong trận lụt mà còn trở thành một phi hành gia khi lớn lên. Ngay cả trong thời khắc nguy cấp của cuộc khủng hoảng trong không gian, dựa vào niềm tin được rèn giũa từ nhỏ, Mã Phi vẫn có thể chuyển hóa nguy hiểm.
Đối mặt với cùng một thất bại, nhưng kết quả của Mã Phi và cậu bé trên rất khác nhau, điều này cho thấy trau dồi cho con khả năng đối mặt với thất bại ngày càng trở nên quan trọng. Trong quá trình trưởng thành của trẻ, trách nhiệm quan trọng nhất của cha mẹ không phải là đặt mục tiêu cho trẻ, mà là dạy trẻ cách kiên trì hướng tới mục tiêu và không bao giờ sợ hãi thất bại!
Cuốn sách "Adversive Business" (Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh) nói rằng điểm kém của một đứa trẻ là một loại thất bại, khi lớn lên, chúng sẽ gặp phải nhiều thất bại khác nhau khi vào đại học, tìm việc làm, lập gia đình, v.v. khả năng chống lại thất bại phải được trau dồi từ khi còn nhỏ.
Thay vì chỉ tập trung vào điểm tốt trong kỳ thi, các bậc cha mẹ nên chú ý nhiều hơn đến việc trau dồi ba năng lực trên ở con mình, bởi vì đây chính là dũng khí và hành trang để con bạn đạt được thành tích tốt, đối mặt với cuộc sống một mình trong tương lai.
Giáo dục không phải là lấp đầy mà là nhóm lên ngọn lửa. Và làm thế nào để thắp lên ngọn lửa này? Trong Con đường ít người đi, tác giả Parker đã tóm tắt một cách độc đáo: "Cha mẹ thông minh sẵn sàng dành thời gian để hiểu con cái, kê đơn thuốc phù hợp để giáo dục con cái, linh hoạt điều chỉnh hướng phát triển của con cái, cẩn thận quan sát lời nói và việc làm của con cái, lắng nghe tâm tư của con cái".
Cũng như một câu trong phim "Lớp học bổ túc Ngân Hà": Những đứa trẻ của chúng ta đến cuối cùng cần giáo dục như thế nào? Đáp án là: Những đứa trẻ cần được bồi dưỡng suy nghĩ độc lập, dũng cảm đối diện với thế giới này, làm những điều giáo dục mà chúng thích. Trên thế giới này có rất nhiều thứ mà chúng ta không thể khống chế được, nhưng điều chúng ta có thể khống chế được đó chính là chính chúng ta.
Phụ nữ Việt Nam