Người có đường huyết cao thường có 3 biểu hiện này khi đi vệ sinh: Muốn đường huyết ổn định phải tuân thủ 4 quy tắc này
Nếu bạn không có 3 biểu hiện sau đây khi đi vệ sinh thì xin chúc mừng, đường huyết của bạn đang tương đối ổn định.
- 30-12-20213 cách nấu cơm siêu hay, ăn vào sẽ ngày càng khỏe ra, người Việt nên thay đổi để phòng chống mọi bệnh tật
- 30-12-2021Chỉ vài nghìn rẻ bèo, 5 món này chính là "máy hút bụi của phổi", giúp giải độc và ngừa ung thư, càng siêng ăn càng trường thọ
- 28-12-2021Đàn ông có "2 nhỏ, 2 to, 2 trắng" là tướng YỂU MỆNH: Sau 40 tuổi nếu không có cái nào thì xin chúc mừng, hãy duy trì lối sống lành mạnh hiện tại để kéo dài tuổi thọ
- 25-12-20213 dấu hiệu trên gương mặt cảnh báo phổi tổn thương: Từ bỏ ngay 4 thói quen này nếu không muốn phổi nát tươm
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người trung niên và cao tuổi phải đối mặt với các chứng bệnh do “3 cao” gây nên, các loại bệnh này đều là bệnh mãn tính phải dùng thuốc lâu dài mới có thể kiểm soát được. Trong số đó, đường huyết cao là phiền toái nhất, nếu không được kiểm soát kịp thời, lâu ngày sẽ gây ra bệnh tiểu đường rất nguy hiểm.
Thông thường, người có lối sống không khoa học như ăn thức ăn nhiều đường và calo, lười tập thể dục hay thức khuya trong thời gian dài… Tất cả những thói quen xấu này có thể dễ dàng khiến lượng đường trong máu dao động và tăng lên đáng kể, cơ thể sẽ sinh ra các bệnh nguy hiểm khác nhau.
Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ phát ra những tín hiệu nhất định. Ảnh: Internet
Trên thực tế, lượng đường trong máu tăng cao không phải là vô hình mà sẽ phát ra những tín hiệu nhất định. Chỉ cần chúng ta chú ý đến sức khỏe của bản thân nhiều hơn sẽ có thể nhận ra.
Nếu bạn có 3 biểu hiện sau đây khi đi vệ sinh thì rất có thể lượng đường trong máu bạn đang tăng vọt và bạn cần phải có biện pháp kiểm soát đường huyết kịp thời để có thể phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro cho sức khỏe:
3 biểu hiện khi đi vệ sinh cảnh báo lượng đường trong máu quá cao
1. Có nhiều bọt trong nước tiểu
Sau khi đi tiểu, bạn đừng vội dội nước vào bồn cầu mà hãy kiểm tra màu sắc và tình trạng của nước tiểu. Ở những người khỏe mạnh, màu sắc của nước tiểu là vàng nhạt, nước tiểu thi thoảng sẽ nổi bọt, nhưng chúng sẽ biến mất ngay sau đó.
Nếu bạn thấy có nhiều bọt trong nước tiểu và bọt không tan hết sau một thời gian dài thì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu cao, đừng bỏ qua mà hãy đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
2. Nước tiểu có mùi lạ
Sau khi lượng đường trong máu tăng lên, hàm lượng đường trong nước tiểu cũng sẽ tăng lên. Glycogen sẽ trở nên êm dịu sau khi được trộn với các hóa chất khác trong nước tiểu thông qua các cơ quan của con người như thận.
Nếu nước tiểu không được rửa sạch ngay sau khi tiêu hóa, đường trong nước tiểu sẽ bị vi khuẩn trong không khí hòa tan, giải phóng ra một mùi rất khó chịu. Do đó, nếu phát hiện nước tiểu có mùi lạ sau khi đi tiểu, rất có thể nguyên nhân là do lượng đường trong máu cao hơn.
3. Nước tiểu dính lên bồn cầu
Nước tiểu dính lên bồn cầu cũng là một biểu hiện chứng tỏ lượng đường trong máu tăng cao, cần phải lưu ý.
Nước tiểu dính lên bồn cầu nghĩa là nước tiểu sẽ không trôi đi ngay sau khi thải ra ngoài mà sẽ xảy ra hiện tượng kết dính, thậm chí cần phải có tự tác động của nước thì chúng mới được rửa trôi.
Hiện tượng này xảy ra là do nước tiểu chứa nhiều đường, nồng độ nước tiểu tăng lên sẽ đặc hơn, rất dễ kết dính và bám trên thành bồn cầu lâu hơn.
4 quy tắc giúp duy trì đường huyết ổn định hàng ngày
1. Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học
Muốn duy trì đường huyết ổn định, bạn cần phải đảm bảo lịch sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Một chế độ sinh hoạt khoa học và đều đặn có tác dụng thúc đẩy sức khỏe. Ngược lại, các thói quen xấu như thức khuya lâu ngày, ngủ không đủ giấc… sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể, gây rối loạn nội tiết và giảm chức năng đảo tụy.
Bệnh nhân tiểu đường bị suy giảm chức năng đảo tụy, tiết insulin không đủ, nếu thức đêm thường xuyên sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy, việc duy trì một thời gian biểu đều đặn là rất quan trọng.
2. Kiểm soát chế độ ăn uống
Bạn nên kiểm soát chế độ ăn uống của bản thân để duy trì sự ổn định của lượng đường trong máu.
Người có đường huyết cao nên biết cách “giữ” miệng trong ăn uống, không tiêu thụ thực phẩm nhiều đường và nhiều calo.
Ăn quá nhiều đường sẽ làm tăng áp lực chuyển hóa đường trong cơ thể, nếu insulin tiết ra không đủ, đường huyết sẽ dễ dàng tăng cao. Vì vậy, để duy trì đường huyết ổn định tốt hơn, hãy thực hiện chế độ ăn uống khoa học và tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường.
3. Siêng năng tập thể dục
Một số người thường sẽ bị béo phì trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường. Béo phì làm tăng tỷ lệ mắc bệnh xơ gan và các bệnh mãn tính như cao huyết áp, lipid máu cao và tiểu đường.
Để ổn định đường huyết, bạn cần kiểm soát cân nặng của bản thân, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, đồng thời bổ sung đủ chất sẽ có tác dụng tăng sức đề kháng, cải thiện tuần hoàn và trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy quá trình tiêu thụ thành phần glycogen.
4. Khám sức khỏe thường xuyên
Tuổi càng cao, các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ yếu dần đi, vì vậy, việc đi khám sức khỏe định kỳ đều đặn là vô cùng quan trọng.
Khám sức khỏe định kỳ có thể giúp chúng ta nắm rõ được tình trạng sức khỏe của bản thân và có những can thiệp kịp thời nếu phát hiện có những tổn thương trong cơ thể.
Lưu ý: Ngoài ra, nhiều bệnh nhân tiểu đường vì lượng đường trong máu cao nên tính khí thất thường, cộng với việc chịu nhiều căng thẳng, dễ cáu gắt, bồn chồn sẽ khiến cơ thể rối loạn nội tiết và quá trình trao đổi chất chịu những tổn thương nhất định. Đường huyết theo đó cũng lên xuống thất thường, vì vậy bệnh nhân đái tháo đường nếu muốn ổn định đường huyết thì cần phải kiểm soát tâm lý của chính mình.
(Theo 163.com)
Nhịp sống kinh tế
- Ăn thứ này đầu tiên trong bữa cơm mỗi ngày, người đàn ông tiểu đường nhận kết quả bất ngờ
- Cơ thể xuất hiện 3 triệu chứng này, hãy lập tức nghĩ đến tiểu đường
- Người phụ nữ 52 tuổi qua đời vì bệnh tiểu đường, bác sĩ than thở: Không muốn đường huyết tăng vọt cần tránh những loại rau củ quả này
- Tiểu đường 'rất sợ' bài tập này, ai làm được 21 phút mỗi ngày thì xin chúc mừng
- 4 loại rau tăng đường huyết còn nhanh hơn thịt cá, người tiểu đường tốt nhất không nên ăn nhiều