Người có đường huyết cao thường có 4 biểu hiện này khi ngủ: Muốn đường huyết ổn định phải tuân thủ 3 quy tắc này
Đừng chủ quan với 4 biểu hiện bất thường này khi ngủ, bởi nó cho thấy đường huyết của bạn đang tương đối cao, cần tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.
- 06-11-20215 điều "cấm kỵ" khi tập thể dục bạn cần phải ghi nhớ: Gan tổn thương, đường huyết tăng nhanh, sau 40 tuổi cố gắng đừng mắc điều nào
- 05-11-2021Sau 50 tuổi, thường xuyên thực hiện 6 bài tập đơn giản này sẽ giúp bạn kéo dài 20 năm tuổi thọ: Khí huyết được lưu thông, đột quỵ não cũng phải sợ
- 27-10-2021Sau 50 tuổi, càng "lười" càng sống lâu : 3 "lười" giúp kéo dài tuổi thọ thêm 20 năm, nếu có được 2 điều trong số đó cũng rất tốt rồi
Dữ liệu lớn về y tế năm 2018 cho thấy có 90 triệu bệnh nhân đái tháo đường ở Trung Quốc và trung bình cứ 30 giây lại có một người được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường.
Đường huyết tăng cao là biểu hiện trước khi bệnh tiểu đường khởi phát, nếu đường huyết của người bệnh duy trì ở mức cao trong thời gian dài thì sớm muộn gì bệnh tiểu đường cũng sẽ đến cửa.
Vì vậy, phát hiện sớm để có phương pháp điều trị bệnh kịp thời là vô cùng cần thiết. Nếu khi ngủ bạn nhận thấy những dấu hiệu dưới đây, bạn cần cảnh giác và kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
1. Tê tay chân
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Tay chân tê nhức cũng là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu tăng cao, đặc biệt là vào ban đêm.
Điều này là do hệ thần kinh của cơ thể rất nhạy cảm với lượng đường trong máu. Đường huyết tăng cao dần dần sẽ làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu, đặc biệt là các chi dưới, khiến các dây thần kinh ngoại biên bị tê, khô , bị chuột rút và thậm chí là hoại tử.
2. Ngứa da
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Tình trạng ngứa da khi ngủ vào ban đêm thường liên quan đến lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao, không thể chuyển hóa kịp thời gây kích ứng da .
Ngoài ra, hầu hết những người mắc phải căn bệnh này đều có tình trạng da bị mất nước mãn tính lâu ngày, mồ hôi ra ít, da dễ bị khô và dễ gây ngứa da.
Vì vậy, nếu bạn hay bị ngứa da vào ban đêm và tình trạng này càng nghiêm trọng thì bạn nên đi kiểm tra lượng đường trong máu càng sớm càng tốt.
3. Mất ngủ kéo dài
Ảnh minh họa ( Nguồn: Internet)
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ngủ không quá sáu giờ mỗi đêm có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao gấp đôi. Và, nếu bạn bị mất ngủ trong ba ngày liên tục, tác dụng hạ đường huyết sẽ bị chậm lại 25%.
Điều này là do việc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết insulin và kiểm soát glucose. Từ đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống trao đổi chất của toàn bộ cơ thể con người.
4. Đi tiểu đêm nhiều lần
Ảnh minh họa ( Nguồn: Internet)
Tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần có thể liên quan đến tình trạng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể do bệnh tiểu đường gây ra.
Điều này là do lượng đường trong máu quá cao sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu của máu. Người bệnh sẽ cảm thấy khát nước, bứt rứt và đi tiểu nhiều hơn.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người có lượng đường trong máu quá cao cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, dễ bị tỉnh giấc trong khi ngủ, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Vì vậy, nếu bạn đi tiểu đêm nhiều hơn 2 lần thì phải cảnh giác với khả năng đường huyết tăng cao và nên đi kiểm tra lượng đường huyết kịp thời.
4 nhóm người có tỷ lệ tăng đường huyết cao, cần đặc biệt chú ý
1. Những người mắc các bệnh chuyển hóa khác như người bị huyết áp cao và lipid máu cao;
2. Gia đình có người bị đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột)
3. Người thừa cân béo phì, béo bụng;
4. Những người ít tập thể dục và lười vận động;
Để kiểm soát lượng đường trong máu, cần phải thực hiện 3 điều sau
Đầu tiên: Tránh xa đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn như rượu có chứa ethanol. Chất này sẽ làm giảm khả năng chuyển hóa đường của cơ thể. Khi gan bình thường và đủ glycogen, uống rượu vào sẽ làm tăng lượng đường trong máu;
Nếu chức năng gan không tốt, trong gan không có glycogen, rượu sẽ cản trở quá trình sản xuất đường, dễ bị hạ đường huyết. Vì vậy, để kiểm soát lượng đường trong máu, việc kiêng khem cũng là một biện pháp cần thiết.
Thứ hai: Ăn một số loại ngũ cốc
Ảnh minh họa ( Nguồn: Internet)
Trong cuộc sống, chế độ ăn uống không lành mạnh của chúng ta là một nguyên nhân quan trọng làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, việc cân bằng thực đơn các bữa ăn một cách hợp lý là điều hết sức quan trọng để tránh lượng đường và chất béo trong máu cao.
Theo khuyến cáo, nếu bạn muốn kiểm soát lượng đường trong máu, hãy bổ sung ngũ cốc thô và tăng cường ăn nhiều chất xơ. Thức ăn hàng ngày có hàm lượng chất xơ tương đối cao chủ yếu là ngô, yến mạch, cần tây,…
Thứ ba: Kiểm soát muối
Muối có thể nói là một trong những loại gia vị làm tăng sự hấp dẫn của món ăn. Tuy nhiên, việc kiểm soát lượng muối ăn vào hàng ngày là điều cần thiết đối với sức khỏe. Thường xuyên ăn thực phẩm nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa cho thận và tăng khả năng mắc bệnh thận do đái tháo đường.
(Theo Sohu, Dawanews)