Người có gan kém rất dễ gặp 4 vấn đề ở vùng đầu, nếu có 1 cũng phải chú ý ngay
Khi dạ dày không khỏe thì bạn sẽ phát hiện ra ngay nhưng khi gan không ổn thì chưa chắc bạn đã phán đoán ra sớm. Vậy có triệu chứng điển hình nào giúp bạn nhận biết hay không?
- 26-07-202138 tuổi đã mắc ung thư gan giai đoạn cuối dù không rượu bia, thuốc lá: Lý do mắc bệnh khiến ai ai cũng bất ngờ, nhiều người giật mình nhìn lại bản thân hoá ra cũng sai y hệt
- 24-07-20218 dấu hiệu cảnh báo gan đang bị tổn thương và 6 mẹo đơn giản để tăng cường chức năng gan: Hãy chăm lo cho "nhà máy vạn năng" của cơ thể ngay lúc này!
- 20-07-2021Người gan kém thường có 3 thay đổi bất thường ở bàn tay, đi khám ngay vì rất dễ là dấu hiệu của ung thư gan
Mặt: sạm đen, nhờn
Khi da mặt bạn bị sạm đen hơn thì rất có thể là do chức năng giải độc của gan bị suy giảm, từ đó dẫn đến một lượng lớn độc tố không thể đào thải kịp thời nên dễ tích tụ trong cơ thể. Điều này khiến da mặt sạm đen và nhờn hơn theo thời gian.
Vì vậy, ngay khi thấy da mặt bóng dầu hay tóc cũng nhanh bết hơn dù vừa gội chưa đầy 10 phút thì bạn nên cẩn thận với nguy cơ gan gặp vấn đề.
Mắt: hơi vàng, sợ ánh sáng
Vàng mắt là một trong những hiện tượng rất đặc trưng của bệnh gan. Theo nhiều nghiên cứu thì hầu như các bệnh về gan như viêm gan A, viêm gan B đều có hiện tượng là vàng da, vàng mắt.
Đôi mắt cần sự nuôi dưỡng từ gan nên khi gan bị suy giảm chức năng thì mắt sẽ bị thiếu chất, về lâu dài gây ngứa ngáy, sợ ánh sáng.
Mũi: đỏ, chảy máu cam
Nếu mũi của bạn lúc nào cũng đỏ và thậm chí còn ra máu cam thì bạn nên cẩn thận với nguy cơ chức năng gan bị suy giảm. Tình trạng chảy máu mũi không rõ nguyên nhân và khó cầm máu có thể là do gan bị tổn thương nên làm chức năng đông máu bị tắc nghẽn.
Miệng: có mùi hôi, dễ khô, nứt nẻ
Dịch cơ thể trong miệng được kết nối với tim, gan, lá lách, phổi, thận và các cơ quan khác. Mùi khác thường trong miệng thường là do các cơ quan nội tạng có vấn đề, đặc biệt hôi miệng là do bệnh về gan.
Người có gan kém cũng dễ bị nứt nẻ môi do gan tiết mật không ổn định, chất dinh dưỡng trong thức ăn không được cơ thể hấp thụ kịp.
Nguồn: Sohu, Healthline
Pháp luật và bạn đọc