Người có số giàu có thường tuân thủ rất nghiêm 3 nguyên tắc, khó trách vì sao may mắn cứ ào ào tìm đến họ!
Người quân tử, cần giữ vững giới hạn, có việc nên làm, có việc không nên làm.
- 29-11-2021Tiền của người giàu không phải do tiết kiệm mà có, đây là 10 cách họ thường dùng: Chọn 1 con số làm mục tiêu!
- 27-11-20214 KHÔNG của một người trí tuệ, số 3 hầu hết chúng ta thực hiện nửa vời nên chẳng bao giờ đạt tới cảnh giới cao nhất của giàu có, trọn vẹn!
- 17-11-2021Số người giàu thế giới tăng mạnh nhờ chứng khoán, bất động sản trong 2 thập kỷ: Liệu có đúng với người Việt?
Con người trên thế gian, khó tránh khỏi hai vấn đề: làm người và làm việc. Làm người trước, làm việc sau, có lấy chữ "nhân" làm nền tảng thì chữ "việc" phía sau mới có thể giúp chúng ta phát triển.
Mọi người, ai cũng đều rất bận rộn, mỗi ngày công việc cứ không ngừng. Nhưng nếu không chú trọng việc bồi dưỡng nhân phẩm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản sắc xã hội của bạn. Cấp trên sẽ không đánh giá cao bạn, cấp dưới sẽ không ủng hộ bạn, đồng nghiệp cũng không mến bạn, ngay cả gia đình và bạn bè cũng sẽ không giúp đỡ bạn.
Có câu: "Ba phần làm việc, bảy phần làm người."Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc học làm người.
Nếu bạn chú tâm tu thân dưỡng tính theo 3 nguyên tắc sau đây, bạn cũng sẽ có thể trở thành một "người may mắn".
1. Giữ mồm giữ miệng: cẩn trọng lời ăn tiếng nói, không tạo khẩu nghiệp
Lời nói không quan trọng ở việc nhiều hay ít, mà là ở việc bạn có nói đúng lúc cần nói hay không, giữ mồm giữ miệng, quản lý tốt lời nói của bản thân, giữ vững nguyên tắc, không nên nói những lời quá đáng để tránh tự chuốc lấy phiền phức. Trong cuốn "Thái Căn Đàm" có nói: "Những người miệng lưỡi sắc bén, bàn luận không ngừng chưa chắc đã là kẻ tài hoa. Người khoanh tay ngồi nghe ở một bên mới chính là chân tài trí."
Do đó, hãy thận trọng trong lời nói và việc làm, nên suy nghĩ trước khi nói.
Tôi có một người bạn thích nói nhanh. Thực ra đạo lý "nói nhiều tất sẽ có sai" ai ai cũng biết, nhưng mà anh ta thì dù có chết cũng không tin.
Có lần, anh ta phụ trách tuyển dụng, một ứng viên nói rằng cậu ấy tốt nghiệp Đại học Sư Phạm Bắc Kinh, nhưng quên không nói rõ là học viện nào thì anh ta liền buột miệng thốt ra một câu rất không tôn trọng người khác rằng: "Đại học Sư phạm Bắc Kinh bộ không có học viện sao?"
Lời nói của anh ta được nói ra rất nhanh, vốn không có suy nghĩ kỹ. Mọi người xung quanh khi đó điều biết anh ta có lỗi, cho nên cuối cùng anh ta đành phải miễn cưỡng xin lỗi ứng viên.
Khi nói chuyện, điều kiêng kỵ nhất là nói mà không suy nghĩ, không có thói quen uống lưỡi bảy lần trước khi nói. Nếu bạn chỉ vì muốn thỏa mãn bản thân trong nhất thời mà nói ra những lời không nên nói, bạn sẽ chỉ tự chuốc thêm phiền phức cho bản thân mà thôi.
Lời nói là tiếng nói của trái tim, ngôn ngữ được chi phối bởi suy nghĩ và phản ánh phẩm đức của một người. Vô trách nhiệm, nói năng bậy bạ, đặt chuyện hại người, v.v. đều là những việc làm vô đạo đức. Cũng giống như trường hợp của người bạn kia, hại người hại mình, mất nhiều hơn được.
Do đó, hãy giữ mồm giữ miệng, chuyện gì cũng nên suy nghĩ thân trọng trước khi nói, giữ vững định lực trong tâm mình, nguyên tắc và giới hạn bản thân đã đề ra. Chỉ khi đó bạn mới được người khác tôn trọng và công nhận.
2. Giữ vững chủ tâm: Đừng quên ý định ban đầu của bạn, chống lại sự cám dỗ
Có một câu nói trong "Kinh Hoa Nghiêm" rằng: "Đừng quên ý định ban đầu, chỉ như vậy bạn mới có thể đạt được ước mơ."
Câu kinh văn này được nhiều người coi như một phương châm sống. Không quên chủ tâm chính là không quên đi ý niệm thuở ban đầu của mình, giống như câu "nhân chi sơ tính bổn thiện", đó là tấm lòng bẩm sinh tốt bụng, chân thành, chất phác, dám nghĩ dám làm, bao dung, bác ái của mỗi chúng ta. Dù làm gì đi nữa, chúng ta cũng không được quên đi chủ tâm.
Con người sống trên đời phải luôn giữ đầu óc tỉnh táo, đừng quên chủ tâm khi đối mặt với nhiều lợi ích và cám dỗ khác nhau.
Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tế, nhiều người vì theo đuổi danh lợi mà bất chấp tất cả, không từ thủ đoạn, làm người làm việc đều chỉ vì 2 chữ danh lợi, đảo lộn trắng đen.
Một người ham mê hư danh, cũng giống như tự uống rượu độc để giải khát vậy, nhất định sẽ để lại nhiều tai họa cho sự phát triển bản thân và sự nghiệp của mình, đúng như câu nói "mưu cầu hư danh là tự chuốc lấy họa".
"Danh lợi" thực ra là một phần quà tặng kèm cho kết quả của một hành động thực tế có ý nghĩa. Nếu một người thực sự có đạo đức, có cống hiến, đạt được phần thưởng thì họ sẽ có được danh tiếng xứng với thực. Còn nếu một người không làm được việc gì có ý nghĩa mà chỉ có danh tiếng đồn thổi thôi, thì đó chính là hư danh.
Thế giới muôn màu muôn vẻ đầy rẫy cám dỗ, nếu cố mưu cầu danh lợi, nhân tính sẽ bị che lấp, cuối cùng dấn thân vào con đường tà đạo.
Con người phải duy trì một thái độ sống thanh bạch, phải có giới hạn làm người, không màng được và mất, vinh và nhục, mới có thể sống một cuộc sống hạnh phúc ung dung. "làm người khiêm tốn, làm việc chuyên cần" mới là một cách sống đúng đắn.
3. Giữ vững giới hạn: quân tử có việc nên làm, có việc không nên làm
Quân tử, không chỉ dùng để chỉ những bậc thánh hiền thời xưa, mà còn để chỉ tất cả những người sống có nguyên tắc và giới hạn, người có thể làm được như câu "khi thành đạt thì cứu tế cho thiên hạ, khi nghèo khó thì lo tu dưỡng bản thân", hiểu được điều gì nên làm, điều gì không nên làm, chắc chắn sẽ nắm vững được chân lý của cuộc sống.
Quân tử là người có thể tỉnh táo nhận biết bản thân trong mọi lúc. Chỉ có hiểu mình thì mới có thể hiểu được cuộc đời. Đánh giá đúng bản thân, làm những việc bản thân có thể làm, đừng nên háo thắng mơ cao. Chỉ khi chúng ta làm tốt từng thứ trong khả năng của mình rồi, thì mới có thể tiếp tục mở rộng, phát triển lên một cấp độ mới, không ngừng cải thiện bản thân và cho phép bản thân tiến bộ liên tục được. Bằng cách hiểu rõ bản thân mình trước, bạn sẽ có thể quan sát thế giới một cách rõ ràng.
Người quân tử phải trung thực và đáng tin cậy.
Con người ta có thể thông minh lanh lợi nhưng không nên dùng sự thông minh của mình để toan tính mưu kế, trục lợi từ người khác một cách bất chính, đến cuối cùng người thất bại vẫn sẽ chỉ là mình, lại còn đánh mất niềm tin của mọi người đối với bản thân. Hãy nhớ rằng, chuyện bạn không làm được thì không nên nói, càng không nên nói dối, điên đảo thị phi, đặt chuyện sinh sự.
Hãy nhớ rằng "có cho đi thì mới có thể được nhận lại".
"Cho đi" không chỉ là một loại triết lý sống, mà còn là nghệ thuật xử sự và làm người. Cho và nhận cũng giống như nước và lửa, trời và đất, âm và dương, chúng là những khái niệm mâu thuẫn đối lập nhưng thống nhất, bổ sung cho nhau, cùng tồn tại trong trời đất, trong cuộc sống, trong trái tim, tồn tại trong những điều nhỏ nhất và bao trùm lên tất cả các quy luật vận hành của vạn vật. Vạn sự vạn vật đều cân bằng ở giữa sự cho và nhận, tạo nên sự hài hòa và thống nhất. Bạn muốn có thì bạn phải cho, có cho thì mới có nhận lại.
Tóm lại, chúng ta nên thận trọng trong lời nói, việc làm và hành vi đạo đức của mình, chỉ khi hiểu thấu nội tâm, mới có thể thong dong giữa việc cho và nhận, nắm bắt chính xác ranh giới giữa "làm" và "không làm", cũng như nắm vững các nguyên tắc đối nhân xử thế.
Chỉ khi có định lực, có nguyên tắc, có giới hạn, không ngừng rèn luyện bản thân trong cuộc sống thực tiễn và học hỏi các bài học, bạn mới có thể đạt được thành tựu, tích lũy được giá trị trong cuộc đời của mình, chân chính trở thành một người cao quý.
Doanh nghiệp và tiếp thị