Người có tuổi thọ ngắn thường mắc phải 5 thói quen sinh hoạt này: Nếu bạn có 1 dấu hiệu thì cũng phải cực kỳ chú ý!
Người có tuổi thọ ngắn thường hay thức khuya, uống nhiều rượu bia, ăn uống không lành mạnh… Những thói quen sinh hoạt như vậy dễ khiến cơ thể mắc các bệnh về tim mạch, gan, tâm lí…, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
- 13-09-2021Sau 45 tuổi là thời kỳ nâng cao sinh mệnh, BẢO VỆ 4 nơi, tuổi thọ "không rủ cũng tới"
- 12-09-2021Sau tuổi 40, nam giới cần giữ vững 7 “tuyến phòng thủ” sức khoẻ này để tránh xa bệnh tật và sống thọ hơn.
- 11-09-20213 cách ngủ trưa sai lầm đang SÁT HẠI tuổi thọ mà chính bạn không hề hay biết: Nếu không muốn gia tăng nguy cơ tử vong thì phải thay đổi
Cuộc sống ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao, tuổi thọ của con người cũng theo đó được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển là con người dường như ngày càng ít chú ý đến bản thân mình. Rất nhiều người viện lý do công việc bận rộn, và những thú vui, đam mê khác mà bỏ quên việc chăm sóc bản thân. Điều này dẫn tới hiện tượng những bệnh hiểm nghèo ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở những người trẻ tuổi.
Nếu bạn có thể hiểu được các phương pháp dưỡng sinh, chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe của bản thân thì tuổi thọ sẽ được kéo dài. Ngược lại, những người thờ ơ với với bản thân, sinh hoạt vô tổ chức sẽ khiến tuổi thọ ngày một ngắn lại:
5 đặc điểm của người có tuổi thọ ngắn
Ngoại trừ mức độ nguy hiểm của bệnh tật ra, cách sống và thói quen ăn uống cũng là nhân tố chính ảnh hưởng tới tuổi thọ. Và những người có các đặc điểm dưới đây thường có tuổi thọ rất ngắn:
1. Thói quen ăn uống, sinh hoạt không có kỷ luật
Khi còn trẻ, nhiều người thích tụ tập ăn uống theo sở thích, không chú ý đến những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với sức khỏe. Thói quen sinh hoạt không điều độ là một trong những nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh về gan, mật,… Chính những căn bệnh này sẽ đe dọa tới tuổi thọ của chính bạn.
Ăn uống không hợp lí, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, quá nhiều thịt cá, không ăn rau xanh… hoặc thường hay gọi đồ ăn ngoài, có ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe cơ thể. Ăn nhiều đồ dầu mỡ dễ khiến cơ thể mắc các bệnh về tim mạch, không chịu ăn rau xanh sẽ khiến cơ thể thiếu vitamin, không có năng lượng hoạt động, gia tăng gánh năng cho hệ tiêu hóa…
2. Tâm trạng không tốt, suy nghĩ quá nhiều
Người hay suy nghĩ tiêu cực không thể có một cuộc sống tích cực. Ảnh: Internet
Mọi người vẫn thường nói, chỉ cần tâm trạng tốt thì chuyện gì cũng tốt, tâm trạng đã xấu, khi gặp một vài chuyện sẽ suy nghĩ cực kỳ nhiều, lâu dài còn dẫn đến mất khống chế cảm xúc, ảnh hưởng tới sức khỏe. Bởi vì khi con người chịu áp lực về mặt tinh thần trong thời gian dài, sức đề kháng của cơ thể cũng giảm sút theo, cơ thể dễ bị bệnh hơn. Thế nên bạn cần học cách điều chỉnh cảm xúc, không thể cứ mãi u sầu, phiền muộn được.
3. Không sạch sẽ trong sinh hoạt
Người không coi trọng tính mạng thường sẽ khá qua loa với những việc nhỏ nhặt như đánh răng, rửa mặt... Rất nhiều người đàn ông đều không chú ý tới vấn đề này. Nhưng thói quen lười biếng, không cẩn thận trong việc đánh răng trước khi đi ngủ sẽ dẫn đến các vấn đề như viêm răng, sâu răng, enzyme diệt khuẩn giảm… Hơn nữa theo nghiên cứu y học, đàn ông không đánh răng trước khi đi ngủ trong thời gian dài sẽ dẫn tới các bệnh về tim mạch, tiểu đường.
4. Lười đi khám sức khỏe định kỳ
Lười đi khám sức khỏe định kỳ là tự từ bỏ cơ hội kéo dài tuổi thọ. Ảnh: Internet
Nhiều người có quan niệm cái xấu phải che đi, cho nên họ cho rằng khi cảm thấy khó chịu, đi khám thì lại càng không tốt hơn. Cũng có những người mắc các bệnh vặt thường hay uống thuốc tùy tiện, thậm chí còn lạm dụng thuốc quá đà. Hành động như vậy khiến cho việc điều trị, chữa bệnh xảy ra sai xót, hơn nữa uống nhầm thuốc còn gây tổn thương cho gan, thận.
5. Thường hay thức khuya
Có nhiều người đến tuổi 50 sẽ có suy nghĩ, mình đã vất vả nửa đời người rồi, vậy nên bây giờ phải chơi nhiều một chút, nếu không già rồi muốn chơi cũng không được. Thế nên họ thường hay thức khuya đánh bài, xem phim, xem bóng đá xuyên đêm. Thức khuya trong thời gian dài ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, khiến các cơ quan làm việc quá tải, làm giảm chức năng vốn có của chúng.
Vậy làm thế nào để cải thiện được tuổi thọ?
1. Uống nhiều nước, trà, ít uống rượu bia, nước ngọt
Thay vì có thói quen hút thuốc, uống rượu, việc uống nhiều nước, trà rất có lợi cho gan và thận. Điều này có thể giúp bạn khắc phục một số tình trạng như ho, cổ họng khô, lao phổi.
(Ảnh: Internet)
2. Duy trì chất lượng giấc ngủ
Nếu như tối hôm trước bạn ngủ ngon, vậy thì ngày hôm sau tâm trạng của chúng ta đều rất tốt, làm gì cũng tràn trề sức lực. Ngủ là lúc cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục, thiếu ngủ sẽ khiến cảm xúc thất thường, khiến năng lực phán đoán kém đi, làm việc thiếu suy nghĩ, dễ nổi cáu...
Việc mất ngủ trầm trọng còn có thể dẫn tới chứng trầm cảm. Do vậy bạn nhất định phải ngủ nghỉ đúng giờ, ít thức khuya lại, ngoài ra nếu có thể, hãy cố gắng ngủ trưa 15-20 phút.
3. Vận động nhiều
Mỗi ngày vận động tay chân khoảng 1 tiếng sẽ mang lại những lợi ích rất tốt cho cơ thể. Chạy bộ, leo núi, đi dạo có thể giúp tay chân linh hoạt, máu được lưu thông khắp cơ thể, phòng ngừa được các bệnh về tim mạch.
(Ảnh: Internet)
Việc chú trọng tới sức khỏe là trách nhiệm của chúng ta với cơ thể của chính mình. Bản thân khỏe mạnh, người nhà cũng có thể yên tâm làm việc, do vậy việc duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, chú ý tới vấn đề sức khỏe là rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người!
Theo Aboluowang