Người dân Anh mở đường cho một Brexit "bằng mọi giá"
Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Boris Johnson gần như sẽ giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử ở Anh, mở đường cho một Brexit không thỏa thuận vào ngày 31/1/2019.
- 12-11-2019Khủng hoảng Brexit khiến kinh tế Anh tăng yếu nhất một thập kỷ
- 01-11-2019Tổng tuyển cử sớm: Ngã rẽ Brexit thay đổi cục diện chính trị nước Anh
- 29-10-2019EU nhất trí cho Anh hoãn Brexit 3 tháng
- 27-10-2019Anh tạm dừng sản xuất đồng xu Brexit
- 23-10-2019Triển vọng Brexit mịt mờ, Phố Wall quay đầu giảm điểm
Đây được xem là động thái địa chính trị quan trọng nhất ở Anh trong 70 năm qua.
Đối với ông Johnson, người trở thành Thủ tướng Anh từ 20 tuần trước, chiến thắng trong tầm tay này sẽ là minh chứng quan trọng. Ông Johnson nhậm chức tình trạng hỗn loạn ở Nghị viện cũng như sự phân hóa sâu sắc trong xã hội Anh xung quanh tiến trình rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Nhiệm vụ khó khăn, khiến người tiền nhiệm của ông phải từ chức, giờ đây có vẻ sắp được giải quyết dưới thời ông Johnson.
Chiến thắng áp đảo của đảng Bảo thủ sẽ chấm dứt sự phản kháng cuối cùng của những người phản đối Brexit, những người nỗ lực ngăn cản một cuộc trung cầu dân ý từ năm 2016 tới nay thông qua cuộc chiến lập pháp tại Quốc hội cũng như thúc đẩy những cuộc biểu tình quy mô nhất trong lịch sử nước Anh.
Một cuộc thăm dò dư luận cho thấy đảng Bảo thủ của ông Johnson sẽ giành được 365 ghế trong quốc hội trong tổng số 650 ghế, cho phép họ chiếm quyền kiểm soát và có thể thông qua mọi quyết định của ông Johnson một cách dễ dàng. Đây cũng là chiến thắng vĩ đại nhất của đảng Bảo thủ kể từ sau thành tích của bà Margaret Thatcher năm 1987.
Nếu kết quả thăm dò ý kiến là đúng, ông Johnson đã được đáp đền sau canh bạc bầu cử sớm. Kế hoạch rời EU của ông sẽ nhanh chóng được thông qua và cuộc ly hôn sẽ kết thúc vào ngày 31/1 bằng mọi giá dù nó vẫn chậm hơn 10 tháng so với kế hoạch ban đầu.
Tuy nhiên, chiến thắng cũng chưa phải là tất cả. Gần nửa thế kỷ gia nhập khối thương mại lớn nhất thế giới, việc ra đi đẩy ông Johnson trước những thách thức lớn như đạt được các thỏa thuận thương mại quốc tế mới, duy trì vị trí hàng đầu của London trong lĩnh vực tài chính toàn cầu cũng như giữ cho Vương quốc Anh đoàn kết.
Kết quả thăm dò cũng đã khiến đồng bảng Anh tăng vọt, đạt mức cao nhất trong 19 tháng qua với 1 bảng Anh đổi 1,3516 USD. Đồng tiền này cũng xác lập mức cao nhất so với đồng euro kể từ sau khi người Anh chọn li hôn với châu Âu vào năm 2016.
Ở chiều ngược lại, đảng Lao động dự kiến chỉ giành được 191 ghế, kết quả tệ nhất kể từ năm 1935. Lãnh đạo đảng Lao động Jeremy Corbyn đang đối mặt với những yêu cầu từ chức sau thất bại thê thảm trước đảng của ông Johnson.
Sau gần 4 năm tranh cãi về Brexit, việc kiểm soát đa số trong Quốc hội sẽ cho phép Chính phủ của ông Johnson dẫn dắt Vương quốc Anh ra khỏi EU, chấm dứt chuỗi hợp tác nhiều thập kỷ kéo dài từ năm 1973.
Tuy nhiên, Brexit còn lâu mới két thúc.
Nhiệm vụ khó khăn hàng đầu của ông Johnson bây giờ là đàm phán các thỏa thuận thương mại với EU cũng như đàm phán một thỏa thuận thương mại khác với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Kết quả của các cuộc đàm phán này sẽ định hình tương lai nền kinh tế 2,7 nghìn tỷ USD của Anh. Sau ngày 31/1, Anh sẽ bước vào giai đoạn chuyển tiếp, trong đó họ sẽ đàm phán các thỏa thuận mới với 27 nước EU còn lại.
Theo các quy định hiện hành, việc đàm phán này có thể kéo dài đến cuối tháng 12/2022. Tuy nhiên, đảng Bảo thủ của ông Johnson đưa ra một lời cam kết khi tranh cử rằng thời gian chuyển tiếp sẽ không kéo dài quá năm 2020. Việc chiếm đa số sẽ giúp ông John có một sự an toàn chính trị để mở rộng các cuộc đàm phán thương mại sau năm 2020.
Ông Johnson đã kêu gọi cuộc bầu cử trước Giáng sinh đầu tiên kể từ năm 1923 nhằm phá vỡ những gì ông mô tả là sự tê liệt của hệ thống chính trịnh Anh sau hơn 3 năm khủng hoảng về cách thức hay thậm chí là thời điểm Anh rời EU. Ông Johnson luôn tranh cử với khẩu hiệu "làm xong Brexit"cùng cam kết chấm dứt bế tắc, chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục, y tế và cảnh sát.
Thủ tướng Johnson nhận được nhiều ủng hộ bởi Đảng Farage’s Brexit. Theo kết quả thăm dò, đảng này đã lấy được một số lượng đáng kể cử tri từ đảng Lao động, những người không muốn Brexit diễn ra.
Thực tế, việc kéo dài Brexit đã khiến các cử tri mệt mỏi, thậm chí là tức giận. Điều này làm xói mòn lòng trung thành của các cử tri với hai đảng lớn, mở ra cơ hội cho các đảng nhỏ hơn. Các cuộc thăm dò cũng chỉ ra nhiều nơi, vốn được coi là thành trì vững chắc của đảng Lao động, đã bỏ phiếu cho đảng Bảo thủ vì Brexit kéo dài quá lâu.
Trước đó, số liệu thống kê cũng cho thấy Kinh tế Anh tăng trưởng yếu nhất một thập kỷ trong quý 3/2109 vì những bất đồng xung quanh Brexit. Theo đó, kinh tế Anh chỉ tăng trưởng 1% trong quý 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng thấp nhất của nền kinh tế nàykể từ đầu năm 2010. Điều may mắn là Anh chưa rơi vào suy thoái.