MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người dân đổ xô đi mua thiết bị đo nồng độ oxy máu: Tạo cơn sốt giả… hoang mang không đáng có

20-07-2021 - 20:14 PM | Sống

Người dân đổ xô đi mua thiết bị đo nồng độ oxy máu: Tạo cơn sốt giả… hoang mang không đáng có

Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến đang phức tạp, Bộ Y tế đã áp dụng thí điểm cách ly F0, F1 tại nhà. Đây là quyết định phù hợp với tình hình số ca mắc Covid-19 tăng nhanh.

Số ca mắc Covid-19 nặng tăng, nhiều người dân lo ngại đã tìm tới các thiết bị theo dõi triệu chứng nặng, trong đó có thiết bị đo nồng độ oxy bão hoà trong máu (SpO2 ).

SpO2 được xem là một trong năm dấu hiệu sinh tồn bên cạnh mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở. Một người khỏe mạnh bình thường có chỉ số SpO2 dao động trong khoảng 95 - 100%. Chỉ số bão hòa oxy trong máu dưới 90% là ở mức thấp, cần được xem xét điều trị.

Tiến sĩ Nguyễn Thu Anh, Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock, Đại học Sydney cho hay, thiết bị đo nồng độ oxy bão hoà trong máu có 2 loại: dùng trong bệnh viện và loại dùng ở nhà. Đối với loại dùng tại nhà, dùng kẹp tay phải mua máy có nguồn gốc và đo ở trạng thái nghỉ ngơi, đặt tay dưới tim. Tuy nhiên, thiết bị này dễ xảy ra sai số khi người đo đang ở trong trạng thái lo âu.

Người dân đổ xô đi mua thiết bị đo nồng độ oxy máu: Tạo cơn sốt giả… hoang mang không đáng có - Ảnh 1.

Máy đo bão hòa oxy trong máu mini.

TS.BS. Đỗ Thiện Hải, Trưởng Khoa Nội tổng quát (Truyền nhiễm), Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Máy đo bão hòa oxy trong máu mini tôi dùng trong vụ dịch cúm 2009. Nhược điểm của máy đo kẹp tay là chỉ số sai cao và phụ thuộc vào pin. Theo sinh lý của cơ thể luôn có một cơ chế hoạt động bù trừ. Khi cơ thể thiếu oxy ở mức độ nhẹ, cơ thể có thể tự bù trừ và khi đó không thể phát hiện được ra.

Khi dùng máy đo chỉ số bão hoà oxy, chỉ cần tâm lý lo lắng là có thể xảy ra sai số. Như vậy, nếu F0 điều trị tại nhà mà 1 ngày đo nhiều lần, chỉ số lên xuống liên tục sẽ gây ra tâm lý stress và bệnh có thể nặng lên.

Còn theo Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, thiết bị đo nồng độ bão hoà oxy trong máu có nhiều tiện lợi nhưng dùng cho nhân viên y tế. Trong trường hợp F0 cách ly tại bệnh viện dã chiến không có nhiều điều kiện, nhân viên y tế dùng thiết bị này có thể đánh giá bệnh nhân có đang chuyển biến nặng hay không.

"Nhưng nếu người dân đố xô đi mua tạo thành làn sóng sốt giả sẽ rất nguy hiểm, gây ra thiếu thốn trang thiết bị cho những người nằm viện đang thực sự cần hỗ trợ. 

Trường hợp người dân dùng đo không đúng, không có chuyên môn để nhận định kết quả dễ gây ra tâm lý hoảng loạn không đáng có", bác sĩ Hà khuyến cáo.

Theo Ngọc Minh

Doanh nghiệp & Tiếp thị

Trở lên trên