Người dân ném hàng hoá vào khu cách ly KTX ĐH Quốc Gia bất chấp có thông báo ngưng nhận đồ tiếp tế
Cơ quan chức năng tại KTX khu A của ĐHQG đã không nhận tiếp tế từ người thân cho người được cách ly ở đây nhưng nhiều người vẫn mang rất nhiều hàng hoá đến chờ. Thậm chí một gia đình đã ném cả vali hàng hoá vào trong khiến lực lượng Công an phải can thiệp nhắc nhở.
- 24-03-2020Bữa ăn khuya đơn giản mà ấm áp sau 1 ngày dài "căng mình" trong khu cách ly của các chiến sĩ: Nồi cháo trắng, gói bim bim cùng chai nước lọc
- 24-03-2020Mẹ Việt gợi ý giải pháp "tự cách ly" cho gia đình nhiều thế hệ, con nghỉ học giữa mùa dịch Covid-19
- 24-03-2020Đầu bếp nổi tiếng Bobby Chinn chia sẻ hình ảnh các tình nguyện viên Việt Nam "màn trời chiếu đất" ngoài khu cách ly, bạn bè quốc tế xúc động gọi họ là anh hùng
Ngày 24/3, theo sự chỉ đạo của Sở Y tế, cơ quan chức năng làm nhiệm vụ trong khu cách ly tại ký túc xá (KTX) làng Đại học Quốc gia TP. HCM (Dĩ An, Bình Dương) đã chính thức không nhận hàng hoá từ người dân có người thân đang được cách ly vì dịch Covid-19 .
Bên ngoài cổng khu cách ly, lực lượng chức năng vẫn túc trực 2 lớp để đảm bảo trật tự, đội tình nguyện viên cũng được huy động để giải thích hướng dẫn cho người dân mang hàng hoá đến.
Theo cơ quan chức năng, bên trong khu cách ly hiện tại đã được trang bị gần như đầy đủ nhu yếu phẩm, siêu thị không đồng đã được thực hiện nên người dân hãy yên tâm, không cần tiếp tế hàng hoá nữa.
Mặc dù cơ quan chức năng không nhận hàng hoá tiếp tế từ người dân cho người đang cách ly nữa nhưng nhiều người vẫn đứng tập trung chờ với hy vọng được châm chước.
Mặc dù vậy, cổng đóng kín, hàng rào cũng kín biển thông báo được treo phía trước nhưng nhiều người vẫn mang rất nhiều hàng hoá từ quạt, nệm, thức ăn,... đến cổng đội nắng chờ đợi. Lực lượng chức năng liên tục thông báo khuyên người dân mang hàng hoá về nhưng nhiều người do đã lỡ mang đồ cồng kềnh nên vẫn cố đứng chờ với hy vọng sẽ được châm chước.
Thấy nhiều người đứng chờ trước cổng tiếp tế hàng hoá nhưng lực lượng chức năng không nhận, những người đang được cách ly cũng ra gần tới cổng đội nắng chờ nhận hàng hoá. Lúc này một gia đình mang cả vali leo lên hàng rào ném vào bên trong trước sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Mặc dù thời điểm gia đình này leo lên hàng rào, đội tình nguyện viên có nhắc nhở nhưng không thể ngăn lại được. Khi lực lượng Công an có mặt tại đó chạy đến can thiệp thì gia đình này mới dừng lại, không thể ném thêm vali thứ 2 vào bên trong. Sự vô ý thức của một số người bất chấp thông báo, bất chấp sự nhắc nhở của lực lượng chức năng khiến nhiều người ngán ngẩm.
Thông báo được dán trên cổng khu cách ly.
Trong số người tiếp tế có những shipper.
Shipper bị kẹt hàng hoá vì người nhận không thể nhận hàng.
Người đàn ông mang 3 thùng hàng hoá cho người thân đang cách ly đành ra về sau khi được lực lượng chức năng giải thích.
Nhiều người đi giao hàng giúp không biết phải làm sao vì chở đồ quá cồng kềnh nhưng bên trong khu cách ly lại không nhận.
Mỗi người đều mang ít nhất một thùng hàng hoá to.
Có người mang cả quạt hơi nước khá nặng nhưng không được mang vào trong.
Một gia đình bất chấp sự ngăn cản, giải thích... đã mang vali hàng hoá leo lên hàng rào ném vào khu cách ly.
Chiếc vali được ném vào bên trong. Cuối cùng lực lượng chức năng ở bên trong miễn cưỡng tới xách đi để giao cho người đang cách ly. Lúc này Công an tới thì gia đình này mới dừng việc ném đồ vào khu cách ly.
Bên trong lực lượng chức năng cũng liên tục nhắc nhở những người cách ly không tập trung đông người, đề nghị vào phòng nhưng họ vẫn không chịu đi.
Lực lượng chức năng đội nắng dùng loa thông báo.
Bên ngoài cổng, người dân vẫn đứng chờ hàng giờ ngoài nắng để tiếp tế.
Vật dụng tiếp tế cho người cách ly nhiều nhất là quạt. Nam thanh niên này được đội tình nguyện giải thích không nhận tiếp tế nữa vì bên trong đã có đủ đồ dùng.
Nhân viên công ty giao hàng "tiến thoái lưỡng nan" vì người cách ly từ sân bay về thẳng đây, vali quần áo máy bay gửi sau nên giờ không biết làm sao.
Lực lượng chức năng quận Thủ Đức (đơn vị phụ trách KTX ĐHQG TP. HCM) tuyên truyền cho người dân khu cách ly không nhận tiếp tế hàng hoá.
Nhịp sống Việt