Người đàn ông 45 tuổi ở TP.HCM bất ngờ phát hiện mắc ung thư, “thủ phạm” là 1 thói quen khó bỏ
Ông K bị khan tiếng suốt 1 tháng không khỏi nên đã đi khám. Kết quả, ông được chẩn đoán mắc ung thư hạ họng thanh quản. Nguyên nhân đến từ một thói quen kéo dài nhiều năm
- 09-09-2024Uống nước theo cách này 1 năm, nam sinh 16 tuổi phát hiện mắc ung thư não
- 08-09-202463 tuổi, "ông bầu" đứng sau hàng loạt sao hạng A bàng hoàng nhận tin mắc ung thư, tuyên bố không để lại khối tài sản triệu đô cho gia đình
- 06-09-2024Cặp vợ chồng cùng mắc ung thư đại trực tràng vì kiểu ăn uống tự “đầu độc” nhưng ai cũng cho là tiết kiệm
Phát hiện mắc ung thư sau nhiều năm duy trì 1 thói quen
Bệnh nhân H.V.K (45 tuổi, tại Tp.HCM) đi khám do có dấu hiệu khàn tiếng kéo dài. Lúc đầu, ông K chỉ nghĩ mắc bệnh thông thường, tuy nhiên khi đi khám, ông mới biết đó là dấu hiệu của ung thư. Qua nội soi và sinh thiết, ông K được chẩn đoán mắc ung thư hạ họng thanh quản tế bào gai sừng hóa, giai đoạn I.
Ông K đã được phẫu thuật cắt dây thanh quản qua nội soi đường miệng. Ca phẫu thuật diễn ra thành công, người bệnh hồi phục nhanh chóng và xuất viện chỉ sau một ngày. Sau 2 năm điều trị sức khỏe của ông K đã ổn định, bệnh không tái phát.
Ông K cũng cho biết, bản thân có thói quen hút thuốc lá trong nhiều năm.
TS.BS. Lý Xuân Quang - Trưởng khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh cho biết, có một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến ung thư hạ họng thanh quản. Trong đó, việc lạm dụng rượu bia và thuốc lá là hai yếu tố nguy cơ hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Điều này đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu khoa học.
Với trường hợp của ông K, hút thuốc lá trong nhiều năm là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân mắc ung thư hạ họng thanh quản.
Các nghiên cứu gần đây cũng đã ghi nhận virus HPV và bệnh lý trào ngược họng thanh quản là những tác nhân âm thầm làm thay đổi mô hình bệnh tật và dẫn đến ung thư hạ họng thanh quản ở độ tuổi trẻ hơn.
Theo bác sĩ Quang, môi trường sống và điều kiện làm việc cũng góp phần tạo ra những yếu tố nguy cơ khác như: khí thải công nghiệp, amiăng và bụi gỗ,… tác động trực tiếp lên hệ hô hấp, gây những tổn thương lâu dài, góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Việc chẩn đoán sớm chính là chìa khóa giúp người bệnh được điều trị ung thư kịp thời và mang lại kết quả điều trị tốt hơn.
“Điều trị ung thư hạ họng thanh quản là điều trị đa mô thức và toàn diện cho người bệnh. Với mục tiêu tối đa hóa hiệu quả điều trị và bảo tồn chức năng thanh quản bằng nhiều phương pháp phẫu thuật và phối hợp hoá xạ trị trong trường hợp cần thiết”, TS BS. Lý Xuân Quang chia sẻ.
Đối với những người bệnh phát hiện ung thư hạ họng thanh quản ở giai đoạn sớm, xạ trị hoặc phẫu thuật nội soi qua đường miệng đã trở thành những lựa chọn điều trị ưu tiên. Kỹ thuật này không chỉ giúp loại bỏ khối u một cách triệt để mà còn bảo tồn tối đa các chức năng quan trọng của thanh quản, mang lại sự phục hồi nhanh chóng và chất lượng cuộc sống cao cho người bệnh.
Việc ứng dụng liệu pháp miễn dịch cũng giúp nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện thời gian sống của người bệnh trong trường hợp bệnh tiến triển xa. Đây là những tiến bộ đáng kể trong việc cung cấp các giải pháp toàn diện, đảm bảo không chỉ kéo dài tuổi thọ mà còn duy trì chất lượng cuộc sống tốt nhất cho người bệnh.
Khi nào cần đi khám?
Ung thư hạ họng thanh quản là một trong những bệnh ung thư có triệu chứng thầm lặng. Do đó, việc chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm là một thách thức lớn đối với ngành y học.
Bác sĩ Quang khuyến cáo, người dân khi có các yếu tố nguy cơ ung thư cần phải đi khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, người dân cũng cần đi khám nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như nói khàn hoặc thay đổi giọng nói; đau họng hoặc có cảm giác nghẹn ở cổ họng; ho kéo dài; khó thở; đau tai; gầy sút cân…
Với các trường hợp nghi ngờ mắc ung thư, việc đi khám chuyên khoa sớm là vô cùng quan trọng. Khi đi khám chuyên khoa, các bác sĩ sẽ được tiến hành giải phẫu bệnh từ mẫu sinh thiết u để chẩn đoán chính xác bệnh. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ áp dụng những kỹ thuật hình ảnh chuyên sâu như CT-Scan, PET-CT scan và MRI để giúp người bệnh xác định giai đoạn của ung thư cũng như mức độ xâm lấn của khối u, hạch di căn, truy tìm ổ nguyên phát (với khối u di căn không rõ nguồn gốc) và cung cấp thông tin cần thiết khác. Điều này cũng giúp các y bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị tối ưu cho người bệnh.
Đời sống & pháp luật
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Bác sĩ ung thư “giải oan” cho đậu phụ, chỉ mặt 4 loại thực phẩm là “bạn đồng hành” của ung thư
- Cả nhà mắc ung thư, bác sĩ chỉ ra 3 “sát thủ” trốn ngay trong tủ lạnh mà không biết
- Chàng trai 2k3 vượt qua ung thư máu, chia sẻ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp phòng bệnh
- Cả nhà ung thư, bệnh tật chỉ vì 6 thói quen tưởng sạch sẽ, tiết kiệm này
- Đột nhiên không làm được 1 việc khi hát karaoke, người đàn ông nhận chẩn đoán ung thư sau 1 tuần