Người đàn ông 62 tuổi kiên trì ăn cơm trộn 1 loại hạt, 1 năm sau đi khám, nhận kết quả bất ngờ
Ông Triệu Dương (62 tuổi, ở Hà Bắc, Trung Quốc) thường xuyên trộn 1 loại hạt vào gạo sau đó nấu thành cơm để sử dụng.
- 10-11-2024Người đàn ông 58 tuổi bất ngờ bị liệt vì đột quỵ vào ban đêm: Chuyên gia cảnh báo 4 BẤT THƯỜNG mà nhiều người nhầm lẫn
- 06-11-2024Người đàn ông 50 tuổi kiêng ăn thịt để “hạ mỡ máu”, một năm sau đi khám, nhận kết quả bất ngờ
- 04-11-2024Người đàn ông 48 tuổi ăn cà chua mỗi ngày, sau 1 năm đi khám bác sĩ phải bất ngờ với chỉ số cơ thể
Người đàn ông kiên trì ăn cơm trộn cùng 1 loại hạt
Ông Triệu Dương là kỹ sư xây dựng đã về hưu. Ông Triệu thích ăn các món ăn từ tinh bột, ví dụ như cơm trắng, bánh bao, mì,... Tuy nhiên, sở thích này bắt đầu thay đổi từ một năm trước.
Trong một lần đi khám sức khỏe định kỳ, ông Triệu đã được bác sĩ tư vấn thay đổi chế độ ăn uống. Vị bác sĩ nói: “Chú Triệu, kết quả khám của chú cho thấy chỉ số đường huyết hơi cao, tuy nhiên chưa gây ra vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, hiện giờ chú đã lớn tuổi, các chức năng trong cơ thể bắt đầu hoạt động chậm hơn, đặc biệt là chức năng chuyển hóa. Do đó, nếu không kiểm soát tốt chỉ số đường huyết rất dễ gây bệnh”.
“Hiện giờ, chú chỉ cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, nên tăng cường ăn các loại thực phẩm lành mạnh, hạn chế ăn thực phẩm từ ngũ cốc tinh chế như cơm, bánh mì, mì, bánh bao,... để đảm bảo điều chỉnh chỉ số đường huyết và phòng ngừa bệnh tật”, bác sĩ cho biết.
Ông Triệu chia sẻ: “Tôi thích ăn cơm trắng, bánh bao với mì lắm, tôi không được ăn các món này nữa sao?”
Bác sĩ giải thích với chú Triệu rằng ông không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn các thực phẩm từ ngũ cốc tinh chế mà chỉ cần giảm lượng ăn. Ngoài ra, với cơm trắng, bác sĩ gợi ý ông Triệu có thể thêm một số loại hạt chẳng hạn như diêm mạch vào nấu cùng với gạo để bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể và giảm lượng cơm tiêu thụ.
Khi về nhà, ông Triệu quyết định thay đổi chế độ ăn uống theo lời bác sĩ. Mỗi ngày ông Triệu đều thêm hạt diêm mạch vào gạo để nấu cơm. Mỗi bữa, ông Triệu sẽ ăn một bát cơm nhỏ trộn cùng hạt diêm mạch. Đồng thời, ông Triệu cũng giảm tần suất tiêu thụ các loại thực phẩm như mì, bánh bao, bánh mì,... Ông Triệu đã duy trì thói quen ăn cơm với hạt diêm mạch trong suốt 1 năm.
Gần đây, ông Triệu quay trở lại bệnh viện để tái khám. Kết quả khám cho thấy chỉ số đường huyết của ông Triệu đã giảm về mức bình thường. Ngoài ra, ông Triệu cũng giảm cân đáng kể so với một năm trước.
Kết quả này khiến ông Triệu vô cùng vui vẻ. Ông không ngờ những thay đổi nhỏ trong bữa ăn lại có thể giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả như vậy.
Hạt diêm mạch giúp ổn định đường huyết
Bác sĩ cho biết, hạt diêm mạch (hay còn gọi là quinoa) được mệnh danh là “siêu thực phẩm”. Theo bác sĩ, hạt diêm mạch cung cấp một lượng chất đạm, chất béo tốt, chất xơ và chất chống oxy hóa. Do đó, thêm hạt diêm mạch vào chế độ ăn có thể giúp kiểm soát chỉ số đường huyết hiệu quả, đặc biệt có lợi cho sức khỏe.
Cụ thể, trong 100g hạt diêm mạch nấu chín cung cấp 120Kcal; 4,4g protein; 1,9g chất béo; 19,4g carbohydrate; 2,8g chất xơ; 17mg canxi; 64mg magie. Ngoài ra, hạt diêm mạch còn chứa khoảng 9 loại axit amin thiết yếu.
Trong một nghiên cứu nhỏ, được công bố trên tạp chí Nutrients, những người tham gia nghiên cứu trên 65 tuổi có lượng đường trong máu lúc đói dao động từ 100 đến 125 mg/dL (mức có nguy cơ tiểu đường) đã được yêu cầu tiêu thụ hạt diêm mạch trong bốn tuần. Kết quả cho thấy chỉ số đường huyết của người tham gia nghiên cứu đã giảm đáng kể, đồng thời họ cũng giảm cân nhẹ. Các nhà nghiên cứu cho rằng ăn hạt diêm mạch để thay thế các loại carbohydrate phức hợp khác có thể là một biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường loại 2.
Protein và chất xơ trong hạt diêm mạch cũng góp phần làm giảm chỉ số đường huyết hiệu quả. Bên cạnh đó, hợp chất phenolic cũng trong hạt diêm mạch có thể làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, giúp ngăn ngừa tình trạng lượng đường tăng đột biến sau bữa ăn.
Một số lợi ích khác của hạt diêm mạch
1. Có đặc tính chống ung thư
Nghiên cứu năm 2021 được công bố trên tạp chí Food Frontiers chỉ ra rằng các hợp chất hoạt tính sinh học có trong hạt diêm mạch, bao gồm hợp chất phenolic, polysaccharides và saponin, có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về polysaccharides cho thấy các thành phần này có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương và ngăn ngừa một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư gan và ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết chúng ta vẫn cần thực hiện thêm các nghiên cứu khác để xác nhận lợi ích này.
2. Giảm cholesterol
Hàm lượng chất xơ, axit béo omega-3 có trong hạt diêm mạch có thể giúp giảm cholesterol “xấu” LDL. Do đó, thường xuyên sử dụng hạt diêm mạch có thể giúp kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả.
3. Giảm viêm
Ngoài polysaccharides và saponin, hạt diêm mạch cũng chứa các chất chống oxy hóa như flavonoid và polyphenol. Đặc tính chống oxy hóa của các hợp chất này có thể giúp bảo vệ tế bào của bạn khỏi tổn thương oxy hóa và giảm viêm hiệu quả.
4. Cải thiện tiêu hóa
Như đã đề cập ở trên, hạt diêm mạch chứa nhiều chất xơ, là chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe hệ tiêu hóa. Thường xuyên sử dụng hạt diêm mạch có thể thúc đẩy quá trình phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, từ đó giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Đời sống & pháp luật