Người đàn ông bị đột quỵ mắt, mất thị giác đột ngột, bác sĩ cảnh báo: Người trẻ nên làm việc trước máy tính và nghỉ ngơi điều độ nếu không muốn bị mù!
Thói quen làm việc nhiều giờ với máy tính hoặc thức đêm để nhìn vào các thiết bị điện tử nguy hiểm hơn rất nhiều so với bạn tưởng. Thậm chí, nó có thể khiến bạn mất đi thị giác vĩnh viễn.
- 22-05-2021Một New York khác lạ: "Thành phố không ngủ" rùng mình thức giấc sau cơn ác mộng dài mang tên Covid-19
- 22-05-2021Xã hội rất thực tế, thực lực của bạn ra sao, người khác nhìn bạn bằng sắc mặt như vậy
- 22-05-2021Ngửi thấy 4 mùi lạ trong nhà, hãy sơ tán ngay vì chúng sẽ phá hủy sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tính mạng của bạn
Một kỹ sư phần mềm tên Trương, 50 tuổi ở Hồ Bắc (Trung Quốc) đã phải nhập viện sau khi bị mất thị giác đột ngột do thói quen làm việc suốt đêm.
Công việc đặc thù khiến ngay từ khi còn trẻ, ông thường phải dành rất nhiều thời gian nhìn vào màn hình máy tính, thời gian làm việc cũng không cố định, hay phải làm thêm giờ hoặc thức rất khuya. Cho đến hiện tại, ông vẫn thường đi ngủ vào khoảng 1-2 giờ sáng để có thể xử lý hết công việc.
10 ngày trước, khi đang làm việc bỗng ông Trương hoảng hốt vì không thể nhìn thấy nữa, cả khoảng không trước mắt đen kịt lại. Ông đưa tay lên dụi mắt, may mắn là vài giây sau mọi thứ trở lại bình thường, ông nghĩ rằng mình làm việc quá sức nên bị tụt huyết áp, mắt chỉ tạm thời mờ đi chứ không có vấn đề gì nghiêm trọng cả.
Tuy nhiên, đến chiều ngày hôm sau, 1 lần nữa khi ngồi trước máy tính, dấu hiệu mất thị giác của ông lặp lại, kéo dài đến hơn 1 tiếng đồng hồ vẫn không biến mất, ông Trương lập tức gọi người nhà đưa tới Bệnh viện mắt Aier trực thuộc Đại học Vũ Hán (Trung Quốc).
Kết quả chẩn đoán chỉ ra ông Trương bị đột quỵ mắt, đây là tình trạng mất thị giác đột ngột và có nguy cơ bị mù vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời. Các bác sĩ tiến hành thêm một số kiểm tra chuyên sâu như chụp mạch huỳnh quang, chụp cắt lớp quang hợp quang học (OCT), kết luận tình trạng đột quỵ mắt của ông Trương do làm việc quá nhiều giờ trước màn hình máy tính, thường xuyên thức khuya và sức khỏe suy giảm do thiếu ngủ thời gian dài.
Sau gần 1 tuần điều trị kết hợp với nghỉ ngơi, không tiếp xúc với thiết bị điện tử, tuy thị giác chưa hoàn toàn trở lại, nhưng tuần hoàn động mạch mắt của ông Trương đã cải thiện đáng kể. Hiện tại, ông đang nằm viện để tiếp tục điều trị và sẽ sớm được xuất viện với đôi mắt khỏe mạnh.
Bác sĩ cảnh báo: Người trẻ nên làm việc và nghỉ ngơi điều độ nếu không muốn bị mù!
Bác sĩ Yan Jing tại Bệnh viện Mắt Aier giải thích: Tắc động mạch võng mạc thường được gọi là "đột quỵ mắt", dấu hiệu ban đầu là chói/mỏi hoặc xuất hiện các cục huyết khối nhỏ, có thể gây mất thị lực đột ngột và tắc nghẽn mạch máu võng mạc. Tỷ lệ mù lòa của căn bệnh này rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và khả năng giao tiếp xã hội của người bệnh.
Phó Chủ tịch Chi hội Nhãn khoa, Hiệp hội Bác sĩ Y khoa Hồ Bắc (Trung Quốc) Wu Jianhua cũng cho biết thêm: Trước đây, bệnh này chủ yếu chỉ xuất hiện ở người trung niên và cao tuổi hay những người có bệnh nền thuộc nhóm nguy cơ cao như huyết áp cao, tiểu đường, tăng lipid máu, nhưng những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ nhập viện vì bệnh này liên tục tăng lên.
Nguyên nhân là do áp lực công việc, thói quen sinh hoạt gắn liền với máy tính, các thiết bị điện tử cầm tay khác và thiếu ngủ, ngủ muộn khiến mắt chịu áp lực quá lớn trong thời gian dài. Ngoài ra, các bạn trẻ cũng chưa thật sự quan tâm đến việc khám mắt định kỳ, thường chỉ đi kiểm tra khi có dấu hiệu rõ ràng về cận thị hay loạn thị.
Ông Wu Jianhua cũng nhấn mạnh rằng sự khởi phát của đột quỵ mắt thường rất đột ngột và ít bệnh nhân có dấu hiệu rõ ràng cho đến khi các đợt mất thị giác liên tục xảy ra. Vì vậy, nếu thường xuyên thấy mỏi mắt khi nhìn vào màn hình điện tử, mắt mờ đi hoặc mất thị giác tạm thời trong vài giây, hãy đến ngay cơ sở nhãn khoa gần nhất để thăm khám.
Ngoài ra, bạn không chỉ nên điều chỉnh, sắp xếp thời gian cho công việc và nghỉ ngơi hợp lý, mà còn cần tránh xa rượu bia, thuốc lá, kiểm soát lượng đường trong máu, huyết áp và lipid máu bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Nguồn và ảnh: Skypost, Healthline, Metro UK
Tổ quốc