Người đàn ông đột ngột bị mù, vào viện khám sốc khi biết nguyên nhân có liên quan đến chính những thói quen hàng ngày của mình
Nói đến bệnh cao huyết áp, ai cũng biết nó có thể gây ra những khó chịu như chóng mặt, nhức đầu, đánh trống ngực. Nhưng ít ai hiểu rằng, huyết áp cao nếu không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt, thậm chí gây mù lòa.
- 19-10-2020BS cảnh báo: Thói quen thải độc buổi sáng mà bạn đang làm có thể gây ra bệnh huyết áp cao
- 18-10-20205 cách đơn giản để giảm huyết áp: Làm một động tác nắm tay này có thể giảm 10 mmHg
- 09-10-2020Ăn uống "đậm miệng" gây tăng huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ: Báo động mức tiêu thụ của người Việt
Ông Trương năm nay 48 tuổi, sống ở Thâm Quyến, Trung Quốc đã trải qua "cuộc chiến bảo vệ thị lực" cách đây không lâu. Một ngày nọ tại nơi làm việc, ông Trương đang đọc các báo cáo kế toán do cấp dưới trình lên theo thông lệ. Đột nhiên, ông cảm thấy bóng tối trước mắt trái và không thể nhìn thấy gì. Ông vội gọi điện báo tin cho vợ ở nhà.
Người vợ ngay lập tức chạy đến đơn vị của ông Trương và cùng ông đến Bệnh viện số 7 Trung Sơn để điều trị. Trên đường đi, hai vợ chồng ông Trương không thể nghĩ ra nguyên nhân khiến ông bị mù đột ngột.
Ông Trương đột nhiên bị mù mắt trái
Sau khi nghe ông Trương mô tả, bác sĩ đã nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề: mù thị giác là một khuyết tật quan trọng, nhẹ thì mất khả năng lao động, nặng thì không thể tự chăm sóc bản thân. Bác sĩ đã điều trị khẩn cấp cho ông Trương. Trong khi đo huyết áp, bác sĩ phát hiện ra một vấn đề: huyết áp của ông Trương cao tới 200mmHg/110mmHg, cao hơn nhiều so với người bình thường, đây là một bệnh lý có nguy cơ tử vong cao. Bác sĩ đã hiểu tình trạng của ông Trương, nguyên nhân mù đột ngột hóa ra là do huyết áp tăng .
Trong quá trình chẩn đoán và điều trị, bác sĩ được biết ông Trương thường bị áp lực trong công việc, uống rượu giao lưu tiếp khách nhiều, thường xuyên phải làm việc ngoài giờ và thức khuya, cộng với thói quen hút thuốc nhiều năm, bình thường cũng rất ít khi khám sức khỏe. Ông Trương đã 3 năm không vào viện vì nghĩ rằng cơ thể mình đang rất "khỏe mạnh", hoàn toàn không biết huyết áp của mình đã nhanh chóng "bùng nổ".
Huyết áp cao là thủ phạm gây mù đột ngột của ông Trương
Bác sĩ nhắc nhở rằng, huyết áp cao như ông Trương dễ gây co thắt hoặc vỡ các mạch máu nhỏ ở võng mạc, dẫn đến giảm thị lực, thậm chí mù lòa. Xử lý không đúng cách rất dễ gây ra thiệt hại không thể khắc phục được.
Để phát hiện kịp thời bệnh tăng huyết áp, bác sĩ cảnh báo mọi người nên khám tổng thể ít nhất 2 năm 1 lần, đặc biệt những người trên 35 tuổi. Những người dễ mắc bệnh tăng huyết áp như làm việc gặp nhiều áp lực, thói quen, sinh hoạt không tốt... Ngoài việc dùng thuốc, một lối sống lành mạnh cũng có thể làm giảm huyết áp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn uống hợp lý, ít ăn mặn, tăng cường vận động, hạn chế rượu bia, giảm cân,… cũng có thể hạ huyết áp hiệu quả.
- Cứ giảm 10 kg cân nặng, huyết áp tâm thu có thể giảm 5-20mmHg;
- Chế độ ăn uống hợp lý, huyết áp tâm thu có thể giảm 8-4mmHg;
- Hạn chế muối trong chế độ ăn có thể làm giảm huyết áp tâm thu từ 2-8mmHg;
- Tăng cường hoạt động thể chất, huyết áp tâm thu có thể giảm 4-9mmHg;
- Hạn chế rượu bia, huyết áp tâm thu có thể giảm 2-4mmHg.
Tăng huyết áp ảnh hưởng đến não, tim, mắt, thận
Tăng huyết áp làm cho trái tim làm việc nặng nề, áp lực tác động lên thành mạch máu lớn, làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch và đột quỵ. Tăng huyết áp có thể gây suy tim, suy thận và gây mù mắt. Cụ thể như sau:
Ảnh hưởng đến não: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của tai biến mạch máu não, có thể gây vỡ một nhánh mạch máu dẫn đến chảy máu trong não.
Ảnh hưởng đến thận: Thận đóng vai trò như là một màng lọc giúp thải đi những chất không cần thiết của cơ thể. Tăng huyết áp có thể làm dầy các thành mạch và gây hẹp lòng mạch máu. Các chất thải của cơ thể sẽ bị ứ đọng lại trong máu và theo thời gian sẽ gây hại cho thận.
Ảnh hưởng đến mắt: Tăng huyết áp có thể gây vỡ các mạch máu và chảy máu trong mắt, có thể gây mờ mắt hoặc mù mắt vĩnh viễn.
Tăng huyết áp ảnh hưởng lớn đến các bộ phận quan trọng như tim, thận , não...
Ảnh hưởng đến tim: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra nhồi máu cơ tim. Đây cũng là yếu tố nguy cơ số một gây ra suy tim sung huyết.
Ảnh hưởng đến động mạch: Tăng huyết áp làm cho động mạch trở nên cứng. Điều này là càng làm cho tim và thận làm việc khó khăn hơn.
Nguồn aboluowang
Pháp luật và Bạn đọc