Người đàn ông dùng "thẻ ATM trắng" đi rút tiền, cảnh sát "giăng bẫy", thành công triệt phá đường dây lừa đảo xuyên biên giới 385 tội phạm sừng sỏ
Từ chiếc “thẻ ATM trắng” khả nghi, cảnh sát Trung Quốc đã tóm gọn “ổ lừa đảo” lớn hoạt động ở nhiều quốc gia.
- 15-12-2023Máy xúc đào trúng giếng cổ, phát hiện hơn 200.000 vật thể "xâu thành chuỗi": Lập tức phong tỏa hiện trường
- 14-12-2023Tốt nghiệp Đại học số 1 châu Á, người đàn ông chọn về quê làm bảo vệ với mức lương 17 triệu đồng/tháng: Lý do khiến ai cũng bất ngờ
- 11-12-2023Có 2 quý tử, ông cụ 70 tuổi vẫn chi 7 triệu/tháng thuê tôi đến viện dưỡng lão thăm nom mỗi tháng 1 lần
Năm 2012, Bộ công an Trung Quốc đã phát động 1 chiến dịch đặc biệt mang tên “Thẻ ngân hàng số 1” tại 8 tỉnh và thành phố trên cả nước. Chỉ riêng tại thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, cảnh sát đã bắt giữ 146 người liên quan đến đường dây lừa đảo xuyên quốc gia, triệt phá 24 tụ điểm, thu giữ 1.955 thẻ ngân hàng, hơn 100 máy tính, 12 ô tô, hơn 500 điện thoại di động và hơn 1 tỷ NDT ( hơn 3.416 tỷ đồng).
Theo Bộ công an Trung Quốc, chiến dịch này bắt đầu bằng việc phát hiện một thẻ ngân hàng màu trắng trong một ngân hàng ở Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang.
Theo đó, vào ngày 22/11/2011, khi nhân viên một ngân hàng ở thành phố Thiệu Hưng kiểm tra một cây ATM ở trong khu vực thì phát hiện một thẻ ngân hàng bị kẹt trong máy. Thẻ ATM này đặc biệt ở chỗ ngoại trừ dải số dữ liệu thì mặt trước và mặt sau của nó “trắng tinh”, không có hình ảnh, logo ngân hàng và các thông tin khác như những thẻ ATM thông thường.
Chi tiết này ngay lập tức thu hút sự chú ý của ngân hàng liên quan và phía cảnh sát. Nghi ngờ có dấu hiệu phạm tội, phía cảnh sát chưa vội hành động mà chờ đợi động thái tiếp theo từ đối phương. Đúng như dự đoán, đến ngày 26/11/2011, một người đàn ông khác lại xuất hiện trước một máy ATM trong thành phố với “1 chiếc thẻ trắng”. Khi nhận được tin, nhân viên ngân hàng và cảnh sát đã lập tức đưa người đàn ông này về đồn để điều tra.
Qua quá trình thẩm vấn, người này khai nhận còn có đồng phạm cũng sống ở thành phố Thiệu Hưng. Cảnh sát lập tức tới địa chỉ được cung cấp và bắt giữ người còn lại. Tại hiện trường, ngoài một chồng thẻ ngân hàng trắng trơn, cảnh sát còn thu giữ nhiều đầu đọc thẻ, máy tính, SIM điện thoại di động được sử dụng để thực hiện hành vi lừa đảo.
Cả hai đối tượng bị bắt đều khai rằng họ đến từ Đài Loan (Trung Quốc) và làm theo chỉ dẫn của một người Đài Loan khác tên là "A Nam" (ẩn danh) để rút tiền khắp nơi rồi gửi vào tài khoản được chỉ định. Hầu như tuần nào họ cũng thay đổi thành phố khi thực hiện hành vi này để tránh bị cảnh sát phát hiện.
Sau khi truy ra dấu vết của người tên A Nam, cảnh sát ngay lập tức mở cuộc điều tra hồ sơ chuyển tiền, rút tiền ngân hàng, hồ sơ xuất nhập cảnh của người này. Sau hơn một tháng điều tra, phía cảnh sát đã bước đầu xác định đường dây lừa đảo thẻ ngân hàng xuyên quốc gia, xuyên biên giới. Theo đó, không chỉ có băng nhóm tội phạm “A Nam” ở thành phố Trung Sơn, Quảng Đông mà còn nhiều băng nhóm tội phạm khác cũng nằm trong đường dây lừa đảo này.
Theo đó, đường dây lừa đảo xuyên quốc gia này do 1 người Đài Loan có họ Ngô cầm đầu. Đối tượng này cùng với nhiều người Đài Loan và Hàn Quốc khác đã nhắm vào một số người dân Hàn Quốc và Thái Lan để thực hiện hành vi lừa đảo bằng cách thiết lập các "trang web lừa đảo" và dụ dỗ những người “nhẹ dạ cả tin” truy cập vào. Từ đó, chúng thu thập thông tin thẻ ngân hàng và thông tin nhận dạng của nạn nhân rồi sao chép và nhân bản thẻ ngân hàng của những người này rồi điên cuồng rút tiền từ máy ATM. Số tiền thu được sẽ nhanh chóng được chuyển đến Hàn Quốc hoặc Đài Loan qua ngân hàng.
Do tính chất phức tạp của vụ án nên ngày 14/2/2012, Đội điều tra án đã có báo cáo đặc biệt gửi Công an tỉnh Chiết Giang và thành lập đội đặc nhiệm “WK214” để phối hợp triệt phá đường dây lừa đảo này.
Cảnh sát xác định đường dây lừa đảo với rất nhiều tội phạm. Trong đó có 358 nhân sự chủ chốt, trải rộng trên 10 tỉnh, khu tự trị và thành phố. Vụ án lớn này sau khi được tố giác ở nhiều cấp độ đã thu hút sự quan tâm lớn của Cục Điều tra kinh tế Bộ Công an Trung Quốc. Không những thế, đây còn là bài học cảnh tỉnh cho nhiều người khi tình trạng lừa đảo ngân hàng, lừa đảo trực tuyến ngày càng nhiều.
Cách tốt nhất, mọi người luôn phải nâng cao nhận thức và đề cao cảnh giác, đồng thời nghiêm túc bảo mật thông tin cá nhân để tránh bị kẻ xấu lợi dụng. Trong trường hợp bị lừa đảo, nên nhớ bình tĩnh và giữ lại đầy đủ bằng chứng điện tử (chẳng hạn như bản ghi trò chuyện, tin nhắn văn bản, số tài khoản ngân hàng, ….) và báo ngay cho cơ quan chứng năng để được hướng dẫn xử lý.
(Theo jingji.cntv.cn)
Nhịp sống thị trường