Người đàn ông khiến Buffett phải "ngả nón thán phục" và cú ngược dòng cuộc đời theo 3 bước đơn giản không ngờ: Từ nợ nần trở thành 'sói già phố Wall' phiên bản đời thực
Thực tế khổ đau là bàn đạp cho thiên tài, gia tài cho người năng lực nhưng lại là vực thẳm cho kẻ yếu đuối.
- 17-02-2023Công việc được trả lương 150 triệu đồng/tuần, không bao giờ được phép nói không với bất kì yêu cầu nào của khách hàng
- 16-02-2023Kiếm tiền chưa bao giờ dễ đến thế: Biến những thứ trong nhà thành "máy in tiền", có người chỉ làm 30 phút/ngày nhưng nhận lương gần 1 tỷ đồng
- 16-02-2023Cùng kinh doanh tại một địa điểm, tại sao chỉ cửa hàng của người Do Thái đắt khách? Ẩn số được tiết lộ giúp các thương nhân này thắng bất chấp thị trường
Có người từng hỏi Charlie Munger rằng: "Làm sao tôi có thể giống ông". Trước câu hỏi này Charlie chỉ trả lời: "Khi thức dậy mỗi ngày, bạn hãy cố gắng thông minh hơn trước đây một chút. Làm công việc của mình một cách nghiêm túc và tốt hơn một chút. Từ từ bạn sẽ tiến bộ. Tiến lên một chút cuối cùng bạn sẽ nhận được những gì xứng đáng".
Đây thực tế là chân lý ai cũng hiểu, cứ kiên trì bạn sẽ đạt được thành công. Song cái gì càng đơn giản thì lại càng ít người làm được.
Charlie Munger tốt nghiệp loại xuất sắc của ĐH Harvard, từng làm luật sư và kinh doanh. Sau đó ông gia nhập Berkshire và cùng Buffett lần lượt tạo ra những huyền thoại đầu tư.
Bên cạnh những điều khiến người khác phải ghen tị, Munger từng phải chịu nhiều đau khổ. Khi còn trẻ, ông có cuộc sống hôn nhân đổ vỡ. Không lâu sau khi ly hôn, một trong những người con trai của ông qua đời vì ung thư máu. Điều này đã để lại cho ông món nợ khổng lồ tiền chữa bệnh và nỗi đau mất người thân.
Đến năm 1973 công ty quản lý bởi Munger gặp phải sự cố do sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Đa số các khoản đầu tư đều vô ích. Bản thân ông khi đó cũng gặp vấn đề về thị lực.
Tuy nhiên từ nợ nần chồng chất, chỉ sau 3 năm, ông đã kiếm lại được 1 triệu USD đầu tiên. Theo ước tính của Forbes, hiện nay khối tài sản của Charlie Munger đã đạt 2,2 tỷ USD.
Nhà văn người Pháp, Balzac từng nói: “Khổ đau là bàn đạp cho thiên tài, là gia tài cho người có năng lực nhưng là vực thẳm cho kẻ yếu đuối".
Rõ ràng, những khổ đau phải trải qua không khiến Charlie Munger gục ngã. Thay vào đó người đàn ông 99 tuổi này lại trở nên giàu có. Để có thể lật ngược được ván cờ của cuộc đời, Charlie đã sử dụng đến 3 công thức dưới đây
1. Hình thành thói quen đọc sách
Trong cuốn sách “Poor Charlie's Almanac” của mình, Munger viết: "Tôi chưa bao giờ gặp một người thông minh mà không đọc sách hàng ngày. Bạn có thể ngạc nhiên về số lượng sách Warren đọc và số lượng tôi đọc. Các con tôi vẫn thường nói đùa rằng tôi là một cuốn sách có 2 chân".
Bởi vậy để trở thành một người tự do tài chính, trước tiên bạn phải có những đặc điểm của người giàu, đó là thói quen đọc sách. Nếu đọc sách mỗi ngày, ngay cả khi bạn chưa thể giàu có và thông thái, bạn chắc chắn sẽ thu được rất nhiều lợi ích.
Nhà văn Yu Qiuyu cũng nói: "Lý do lớn nhất để đọc sách là thoát khỏi sự tầm thường. Chỉ cần sớm hơn một ngày, cuộc sống của bạn cũng nhiều hứng thú hơn. Muộn hơn một ngày, những rắc rối sẽ ngày càng gia tăng".
Những người thành công đã khẳng định đọc sách có thể thay đổi được cuộc đời và tăng khả năng thành công, vậy tại sao bạn không thực hành?
2. Tạo danh sách kiểm tra của riêng bạn
Ngoài đọc suốt đời, Charlie còn có một thói quen khác là lập danh sách kiểm tra. Ông có ít nhất 3 danh sách cần kiểm tra.
Một là danh sách kiểm tra lý do thất bại
Trong cuốn “Poor Charlie's Almanac”, Munger đặt cho mình câu hỏi: "Tôi chỉ muốn biết sau này mình sẽ chết ở đâu để tôi không bao giờ đến đó".
Vị tỷ phú này luôn nghĩ ngược lại vấn đề. Ông sẽ liệt kê những phi vụ làm ăn thất bại nổi tiếng trong lịch sử và lập danh sách kiểm tra nguyên nhân. Điều này giúp ông đưa ra những quyết định đúng đắn, tránh mắc phải những sai lầm tương tự.
Hai là danh sách kiểm tra các nguyên tắc đầu tư
Charlie đọc sách ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông sử dụng kiến thức đó, kết hợp với kinh nghiệm đầu tư để hình thành tiêu chuẩn đầu tư của riêng mình. Sau đó Munger sẽ kiểm tra lại những công thức đó sau mỗi khoản đầu tư.
Ba là danh sách kiểm tra các nguyên tắc của tâm lý học
Charlie Munger từng thẳng thắn nói rằng biết sớm một số nguyên tắc tâm lý có thể giúp bản thân không giống một kẻ ngốc. Vì thế ông đã lập ra danh sách các nguyên tắc tâm lý của riêng mình nhằm khi gặp hiện tượng không rõ bản chất có thể sử dụng danh sách kiến thức đã lập để tra cứu.
3. Áp dụng các nguyên tắc tâm lý vào cuộc sống
Trong danh sách các nguyên tắc tâm lý của Charlie Munger, 2 điều dưới đây bạn có thể nhanh chóng áp dụng vào cuộc sống.
Một là nguyên tắc có qua có lại
Con người không thể tồn tại độc lập trong xã hội. Để con người và xã hội hòa thuận thì chỉ có thể dựa vào nguyên tắc có qua có lại. Trong “Poor Charlie's Almanac”, nguyên tắc này được mô tả như sau: Nguyên tắc có qua có lại liên quan đến ý thức, nghĩa vụ trả nợ và cảm giác tội lỗi khi mắc nợ.
Nếu hiểu được nguyên tắc này bạn sẽ không bao giờ tuỳ tiện lấy đồ của người khác và cũng không bao giờ nhận quà của họ mà không hiểu được mục đích phía sau. Vì một ân huệ nhỏ có thể khiến chúng ta không thể từ chối yêu cầu tiếp theo của họ. Cách để bảo vệ chính mình là không bao giờ được tuỳ tiện lợi dụng người khác.
Hai là nguyên tắc ưu tiên
Nguyên tắc này có thể giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền. Bạn thường xem các livestream bán quần áo và thấy những người mẫu mặc đẹp. Vì thế bạn lầm tưởng rằng bản thân mình mặc lên cũng đẹp. Tuy nhiên nguyên tác này sẽ chỉ ra cho bạn rằng bất kể khuôn mặt và dáng người của người bán hàng như thế nào, bạn còn thích chiếc váy đó không?
Từ đây bạn có thể khôn ngoan hơn như tách biệt những gì chúng ta thích với những gì chúng ta giao dịch. Điều quan trọng là bạn chỉ được quyết định mua một món đồ bằng việc đánh giá chính giao dịch đó.
Theo Toutiao
Nhịp sống thị trường