Người đàn ông ngộ độc clo, ngất xỉu trong nhà tắm vì 1 thứ nhiều người dùng để vệ sinh nhà cửa
Việc vệ sinh nhà cửa đôi khi cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng, trường hợp dưới đây là một ví dụ.
- 17-05-2024Một thiết bị trong nhà vệ sinh có bật cả ngày cũng chẳng tốn là bao tiền điện: Tác dụng không ngờ tới!
- 16-05-2024Uống nước mía không hợp vệ sinh, bạn đã vô tình "mời" vi khuẩn nguy hiểm này vào cơ thể
- 05-05-2024Về quê họp lớp, sau khi đi vệ sinh quay lại không thấy ai, chỉ còn tờ hóa đơn 35 triệu đồng: Tôi rút điện thoại nghe đầu dây bên kia rồi bật khóc!
- 18-10-20205 thói quen tai hại khi dọn dẹp, giữ vệ sinh nhà cửa ai cũng làm mỗi ngày nhưng lại khiến bệnh tật dễ "tấn công" lúc nào không hay
Đầu tháng 5 vừa qua, chú Vương, 60 tuổi, sống ở Nam Kinh (Trung Quốc), đang dọn dẹp nhà vệ sinh tại nhà thì bất ngờ ngất đi. Người nhà khi mở cửa nhà vệ sinh thì đã thấy chú ngã ra đất, cả căn phòng nồng nặc mùi hăng.
Chú Vương nhanh chóng được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) trong tình trạng dù vẫn còn tỉnh táo nhưng bị khó thở, ho và khó chịu, khạc ra đờm trắng, buồn nôn, tức ngực và đau ngực. Ban đầu, các triệu chứng của chú Vương không thuyên giảm đáng kể sau khi được nhân viên y tế điều trị bằng thuốc giảm đờm, ức chế axit và bảo vệ dạ dày. Độ bão hòa oxy trong mạch ngón tay của chú là 77%, cho thấy chú bị suy hô hấp nặng.
Sau đó, chú Vương rơi vào tình trạng bơ phờ, khó thở rõ rệt, nhịp thở nhanh (CT ngực 40 lần/phút) cho thấy tổn thương lan tỏa ở cả hai phổi. Các nhân viên y tế đã cho chú điều trị bằng oxy lưu lượng cao và methylprednisolone để điều trị chống viêm. Tuy nhiên, xét thấy chú bị viêm phổi hít (ngộ độc khí clo), hội chứng suy hô hấp cấp tính và suy hô hấp.
Chú Vương được cho thở máy không xâm lấn. Một giờ sau, chú vẫn tức ngực và hen suyễn, nhịp thở 35-50 lần/phút, ngay lập tức được đặt nội khí quản và thêm nhiều bước điều trị khác. Sau 5 ngày điều trị tích cực, chú Vương đã được rút nội khí quản thành công, được chụp CT ngực: có một số tổn thương viêm và xơ ở cả hai phổi, khả năng hấp thu giảm rõ rệt so với trước đây.
Sau các bài tập phục hồi chức năng hô hấp tiếp theo, chú Vương đã khỏi bệnh và xuất viện sau 10 ngày nằm viện. Bác sĩ Hua Shengyi từ Khoa Cấp cứu của bệnh viện cho biết bệnh tình của bệnh nhân tiến triển rất nhanh, chỉ mất chưa đầy nửa ngày từ ngộ độc clo đến suy hô hấp. May mắn thay, chú Vương đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, nếu không hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được.
Tìm hiểu bệnh sử, người ta mới biết rằng trước khi xảy ra sự việc, chú Vương đã cho một số viên sủi khử trùng vào nước để cọ rửa nhà vệ sinh nhưng không ngờ mình lại bị kích thích bởi mùi phát ra, ngay lập tức chú bị khó thở và ngất đi.
“Chlorine là một loại khí màu vàng lục, có tính ăn mòn cao, độc hại, dễ hòa tan trong nước và được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp hóa chất, nhựa”, bác sĩ Hua Shengyi cho biết lý do khí clo có thể được khử trùng là do khi khí clo hòa tan trong nước, nó có thể tạo ra axit hypochlorous có đặc tính khử trùng. Axit hypochlorous có đặc tính oxy hóa mạnh và có thể phá hủy thành tế bào và màng tế bào của các vi khuẩn. Nó sẽ phá hủy protein tổng hợp trong vi trùng, cuối cùng dẫn đến cái chết của vi khuẩn và đạt được mục đích khử trùng.
Tuy nhiên, clo cũng là một loại khí có độc tính cao, có mùi hăng nồng. Khi cơ thể con người hít phải một lượng lớn clo trong thời gian ngắn có thể gây ra các bệnh toàn thân, chủ yếu bao gồm tổn thương cấp tính về đường hô hấp, gọi là "ngộ độc clo".
Hầu hết các loại viên sủi khử trùng, vệ sinh nhà cửa là dạng viên khử trùng có chứa clo, chủ yếu được sử dụng để súc rửa và khử trùng bể bơi, sàn nhà, nhà vệ sinh, bộ đồ ăn, quần áo...
Mặc dù các loại viên sủi khử trùng này tiện lợi và hiệu quả nhưng hướng dẫn sử dụng chung của chúng sẽ ghi: “Một viên sủi bọt khử trùng tương đương với một chai dung dịch khử trùng có nồng độ (chứa 500mg/L clo) sau khi hòa tan trong 1000ml nước". Theo người nhà, chú Vương đã không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và cho hơn 30 viên thuốc khử trùng có chứa clo vào nước cùng một lúc dẫn đến ngộ độc clo.
Bác sĩ cảnh báo ngộ độc khí clo chủ yếu biểu hiện như khó thở, nghẹt thở, tức ngực, buồn nôn và các triệu chứng khác. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể tử vong trong thời gian ngắn. Một khi ngộ độc khí clo xảy ra, trước tiên phải chú ý môi trường có khí clo và đến khu vực có không khí trong lành lưu thông. Ở nơi đó, ngay lập tức rửa mắt, da... bằng nhiều nước và tìm cách điều trị y tế kịp thời.
Đồng thời, bác sĩ nhắc nhở mọi người khi dùng bất kỳ loại dung dịch, viên sủi khử trùng nào cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, không tùy ý trộn lẫn với các sản phẩm tẩy rửa khác, giữ cho phòng thông thoáng trong quá trình sử dụng và nâng cao nhận thức bảo vệ cá nhân khi sử dụng chúng.
Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy
Phụ nữ mới