Người đàn ông nói 'không' với lập ngân sách chi tiêu vẫn tự do tài chính ở tuổi 30: Có nhiều cách ‘lợi hại’ hơn để làm giàu
Triệu phú này so sánh việc lập ngân sách giống như ăn kiêng, dễ làm bạn cảm thấy nản chí nếu lỡ chi tiêu quá mức dẫn đến bỏ cuộc giữa chừng trên hành trình tự do tài chính.
- 09-08-2023Choáng ngợp dinh thự 150 tỷ của đại gia Cần Thơ: Rộng 3.000m2, dát vàng lóa mắt
- 09-08-2023Nhẹ nhàng với 3 ngày 2 đêm dạo khắp các bản làng, càng hiểu vì sao Sa Pa được miêu tả "vẻ đẹp vô thực" của Việt Nam
- 09-08-2023Cải tạo nhà trong ngõ và những điều cần lưu ý
Lập ngân sách “giống như ăn kiêng”
Triệu phú Grant Sabatier, tác giả cuốn “Financial Freedom” đã đạt được tự do tài chính ở tuổi 30 bằng cách đi ngược lại nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân ai cũng từng áp dụng, đó là việc không lập ngân sách chi tiêu.
“Mặc dù theo dõi những gì bạn cần chi tiêu là rất quan trọng nhưng đó không phải việc bạn phải quá để tâm. Ngân sách củng cố tư duy khan hiếm và ngăn cản hầu hết mọi người tiết kiệm cũng như kiếm nhiều tiền hơn”, Sabatier viết trong cuốn sách về tự do tài chính của mình.
Triệu phú này cho rằng việc lập ngân sách chi tiêu giống như ăn kiêng. Bạn háo hức tạo một ngân sách mới với hy vọng đạt được mục tiêu tiết kiệm. Nhưng khi tiêu quá mức cho phép bạn sẽ cảm thấy tội lỗi và càng khó khăn hơn để duy trì dẫn đến bỏ cuộc dễ dàng.
“Hoặc bạn sẽ thấy thiếu thốn khi phải đột ngột cắt giảm những chi tiêu cho đam mê của mình. Điều này ảnh hưởng đến cảm xúc và càng làm bạn lo lắng, căng thẳng về tiền bạc”, Grant Sabatier nói.
Người đàn ông 37 tuổi cũng cho rằng duy trì ngân sách sẽ trở thành một gánh nặng quá lớn khi mọi người phải “tập trung quá chi tiết vào các giao dịch mua nhỏ lẻ mà xét về tổng thể không có tác động lớn đến số tiền bạn có”. Theo Sabatier, cắt giảm chi phí nhỏ không giúp bạn tiết kiệm hiệu quả.
Theo Sabatier, bạn nên chú tâm đến việc kiểm soát 3 chi phí lớn nhất bao gồm nhà ở, phương tiện đi và thực phẩm. Khi đó bạn có thể tăng tỷ lệ tiền tiết kiệm lên ít nhất 25%, thậm chí là tăng gấp đôi. Việc này vẫn có thể thực hiện mà không cần lập ngân sách chỉ với một vài thay đổi, chẳng hạn như chuyển đến một căn hộ nhỏ hơn, đi bộ đến nơi làm việc và nấu ăn tại nhà.
Trên hành trình tự do tài chính của mình, Grant Sabatier làm nhiều công việc để gia tăng thu nhập, sau đó tập trung làm giàu bằng cách đa dạng hóa các hình thức đầu tư như quỹ chỉ số và cổ phiếu riêng lẻ. Với anh đây là 2 khoản đầu tư ít rủi ro và tốn kém để tiền “đẻ ra tiền”. Việc kỷ luật và đầu tư nhất quán đã mang lại cho Sabatier 1,25 triệu USD ở tuổi 30 dù trước đó có thời điểm, anh chỉ còn 2,26 USD trong túi.
“Tôi hiểu lãi kép và cũng hiểu rằng mình có thể đẩy nhanh tốc độ lãi kép. Danh mục đầu tư của tôi bây giờ thu về từ 400.000 đến 500.000 USD (~9,5 - 11,9 tỷ đồng) một năm mà tôi không cần phải làm gì cả”, Sabatier cho biết.
Grant Sabatier cũng bắt đầu mở rộng và tăng tính linh hoạt cho danh mục đầu tư của mình để không "bỏ hết trứng vào một giỏ". Anh chọn đầu tư vào bất động sản, các bộ sưu tập và khởi nghiệp với một công ty phát triển ứng dụng hỗ trợ người dùng đạt được tự do tài chính.
Vì sao việc lập ngân sách không bắt buộc?
Bạn có thể nghĩ rằng việc không tuân theo ngân sách nghe có vẻ rủi ro nhưng trên thực tế các triệu phú cũng có thói quen tương tự. Cây viết John với blog tài chính cá nhân ESI Money từng phỏng vấn 140 triệu phú trong vài năm và đa phần trong số họ không có ngân sách chi tiêu.
Nhà lập kế hoạch tài chính Nick Holeman cho rằng để đạt được mục tiêu tiết kiệm của mình, bạn không cần phải lập ngân sách chi tiết với nhiều danh mục nhỏ như mua sắm, vui chơi. Trên thực tế, miễn là bạn tiết kiệm đủ số tiền đặt ra mỗi tháng và dự trù các khoản chi tiêu lớn thì không cần lo lắng về chi phí hàng ngày.
Kimmie Greene, chuyên gia về tiền tại công ty phần mềm kinh doanh Intuit (Mỹ) cũng đồng tình với quan điểm này. Theo Greene, quan trọng nhất chính là xác định được mục tiêu tiết kiệm của bản thân trong một khoảng thời gian nhất định.
“Mọi người có thể đã quá tập trung vào chi tiêu nhỏ và luôn phải so sánh mình đã tiêu nhiều hơn khi gọi xe công nghệ thay vì xe buýt hoặc ‘tôi đã chi bao nhiêu cho cà phê’. Nhưng nếu tiết kiệm được một khoản hàng tháng, hàng quý, hàng năm thì việc tiêu tiền như thế nào cũng không thực sự quan trọng”, Greene nhận định.
Theo BI, CNBC
Nhịp sống thị trường