Người đàn ông phổi nhiễm nấm "thối rữa như bông gòn", suýt mất mạng vì thường xuyên uống thuốc kháng sinh bừa bãi
Vì cơn ho kéo dài hơn 2 tuần không khỏi, anh Lý (ngoài 30 tuổi, Trung Quốc) đến bệnh viện khám thì phát hiện phổi của mình bị nhiễm nấm, thối rữa như bông gòn chỉ do hành động ngu ngốc này.
- 24-07-2021VĐV đặc biệt nhất Olympic Tokyo 2020: 13 tuổi trượt ván siêu đẳng, chấn thương đến rạn xương sọ, rách phổi vẫn hiên ngang làm nên kỳ tích
- 17-07-2021Thải ra nhiều CO2 hơn mức hấp thụ được, các nhà khoa học xác nhận rừng Amazon không còn là 'lá phổi xanh' của Trái Đất
- 15-07-20211 người chết, 1 người phải sống nhờ máy thở suốt phần đời còn lại vì bị viêm phổi kẽ chỉ 2 tháng sau khi nhuộm tóc
Khi cơn ho xảy ra, chúng ta thường đợi nó tự lành, nhưng anh Lý lại bị họ nghiêm trọng đến mức suýt mất mạng. Vì cơn ho đã không lành trong suốt 2 tuần, anh đã đến bệnh viện để điều trị.
Anh nói với bác sĩ rằng mình đã uống thuốc kháng sinh trong thời gian bị ho nhưng tình trạng không được cải thiện. Bác sĩ chụp phim và phát hiện phổi của anh Lý bị phá hủy nghiêm trọng, trông chẳng khác nào miếng bông gòn vì nhiễm trùng do nấm.
Sau khi dò hỏi, bác sĩ được biết 6 tháng nay cứ bị ho là anh Lý lại mua thuốc kháng sinh ở tiệm thuốc tây để uống. Việc lạm dụng, tự ý dùng thuốc kháng sinh chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh tình của anh Lý.
Điều quan trọng là anh bắt đầu sử dụng thuốc kháng sinh tiên tiến, kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 3, có thể làm cho vi khuẩn kháng thuốc. Việc điều trị kháng khuẩn kéo dài cũng sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn bên trong cơ thể, tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi và gây bội nhiễm. Cuối cùng, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, gây nguy hiểm đến tính mạng.
4 nguy cơ chính của việc lạm dụng thuốc kháng sinh
1. Vi khuẩn kháng, "nhờn" thuốc
Sử dụng kháng sinh lâu dài, phần lớn các chủng vi khuẩn nhạy cảm ban đầu sẽ tiếp tục bị tiêu diệt nhưng nhanh chóng sẽ xuất hiện những chủng kháng thuốc thay thế vị trí của chúng và phát triển mạnh mẽ. Điều này dẫn đến việc vi khuẩn gây bệnh tăng sức đề kháng với một số loại kháng sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Nhiều người tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa tìm ra nguyên nhân gây cảm. Nếu cảm lạnh do vi rút gây ra, uống thuốc kháng sinh là vô ích, nhưng sẽ khiến vi khuẩn kháng thuốc. Khi bạn thực sự gặp phải cảm lạnh do vi khuẩn, tác dụng của thuốc kháng sinh sẽ giảm đi rất nhiều.
Lúc này phải sử dụng liều lượng lớn hoặc thuốc phối hợp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị mà còn làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
2. Tác dụng phụ độc hại
Nó có thể làm mất cân bằng hệ thực vật, tổn thương hệ thần kinh, thận, hệ thống máu và ức chế chức năng tạo máu của tủy xương. Ngoài ra, lạm dụng thuốc kháng sinh còn:
- Gây dị ứng: Tỷ lệ phản ứng dị ứng với thuốc kháng sinh đứng đầu trong các loại thuốc. Đặc biệt, nó có thể gây sốc phản vệ vô cùng nguy hại, trường hợp nặng sẽ tử vong.
- Giảm miễn dịch: Hơn 80% chức năng miễn dịch của cơ thể được xây dựng dựa trên sự cân bằng của men vi sinh trong ruột. Lạm dụng kháng sinh dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, phá hủy một lượng lớn men vi sinh, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của con người.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, The Healthy
Pháp luật và bạn đọc