Người đàn ông vay tín dụng 519 triệu đồng rồi qua đời, 4 năm sau vợ và con trai bị ngân hàng đòi nợ, tòa tuyên bố: “Nợ thì phải trả nhưng được miễn khoản tiền này”
4 năm sau ngày chồng qua đời, người phụ nữ Trung Quốc bất ngờ bị tòa án gửi giấy triệu tập.
- 09-01-2025Ông lão gửi tiết kiệm 103 tỷ đồng, sau 1 năm phát hiện tài khoản 0 đồng dù chưa từng rút tiền: Ngân hàng khẳng định ‘‘chính ông là người tất toán’’
- 09-01-2025Vợ chồng Hà Nội tiết kiệm được 12 triệu/tháng, còn dư tiền mua bảo hiểm thế nào?
- 09-01-2025Áp lực nặng với quà Tết, có người phải rút cả sổ tiết kiệm để mua quà mang đi biếu!
Anh Từ là một doanh nhân ở Hoài An, Giang Tô, Trung Quốc. Năm 2020, để thuận lợi cho việc quay vòng vốn, người đàn ông này đã đăng ký khoản vay tín dụng thời hạn một năm trị giá 150.000 NDT (hơn 519 triệu đồng) thông qua ngân hàng trực tuyến. Tuy nhiên 1 tháng sau đó, anh Từ bất ngờ qua đời trong một vụ tai nạn. Sau cái chết của chồng, vợ và con trai của anh Từ được thừa kế tài sản theo đúng quy định của pháp luật Trung Quốc. Tuy nhiên lúc này, họ vẫn không biết gì về khoản nợ nói trên của người đàn ông này.
4 năm sau, vợ và con trai của anh Từ bất ngờ nhận được giấy triệu tập của tòa án. Theo đó, phía ngân hàng đã kiện họ ra tòa và yêu cầu họ phải trả nợ gốc cùng khoản tiền lãi tương ứng theo quy định trong hợp đồng cho vay.
Tại tòa, ngân hàng lập luận rằng tài sản của anh Từ là do vợ và con của anh thừa kế nên mối quan hệ hợp đồng vay nợ giữa anh Từ và ngân hàng trước đó đã chuyển thành quan hệ chủ nợ giữa 2 người này và ngân hàng. Điều đó cũng có nghĩa là vợ và con của anh Từ có nghĩa vụ phải trả món nợ trên cùng với tiền lãi và tiền phạt vì trả nợ chậm.
Đáp lại, vợ anh Từ cho biết nếu ngân hàng có thể cung cấp bằng chứng cho thấy chồng chị đã vay tiền thì chị sẽ trả số tiền đó. Tuy nhiên, người phụ nữ này cũng khẳng định chị sẽ không trả tiền phạt mà ngân hàng yêu cầu.
“Tôi hoàn toàn không biết gì về việc chồng tôi vay tiền thì sao lại bị phạt vì trả nợ chậm?”, vợ anh Từ quả quyết.
Về vụ việc này, tòa án địa phương cho biết pháp luật Trung Quốc đã quy định rõ ràng rằng người đi vay tiền qua đời không có nghĩa là khoản nợ được xóa. Theo Điều 1161 Bộ luật Dân sự Trung Quốc, những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Từ đó, tòa án khẳng định vợ và con anh Từ với tư cách là người thừa kế tài sản của anh Từ để lại có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng trong phạm vi di sản anh Từ để lại.
Về khoản tiền phạt, bản chất của tiền phạt là trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng, việc anh Từ không trả được số tiền này không phải là hành vi cố ý vi phạm hợp đồng mà là tai nạn ngoài ý muốn. Hơn nữa, 4 năm sau khi anh Từ qua đời, ngân hàng cũng chưa bao giờ chủ động hỏi đòi nợ, dẫn đến khoản vay ngày càng gia tăng. Trong tình huống người vay tiền qua đời, các ngân hàng cần kịp thời xác minh, yêu cầu hoặc đàm phán phương án trả nợ với người nhà của người vay thay vì im lặng như vậy.
Cuối cùng, tòa án địa phương ra phán quyết yêu cầu vợ anh Từ phải khoản vay gốc và tiễn lãi cho ngân hàng. Còn về khoản tiền phạt mà ngân hàng đề cập, tòa án địa phương đã bác bỏ yêu cầu này. Vụ việc kết thúc tại đây.
(Theo 163.com)
Đời sống và Pháp luật