MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người dân Thủ đô thức xuyên đêm canh nồi bánh chưng trên vỉa hè

10-02-2021 - 10:07 AM | Xã hội

Người dân Thủ đô thức xuyên đêm canh nồi bánh chưng trên vỉa hè

Vào những ngày cuối cùng của năm Canh Tý dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân đang mải miết bên nồi bánh chưng nghi ngút khói trên những ô đất trống vỉa hè của Thủ đô.

Khi xã hội ngày càng phát triển, mọi thứ có thể đều mua ở được chợ hay các siêu thị lớn, song người dân Thủ đô vẫn giữ nét truyền thống trong dịp Tết bằng cách sum vầy, cùng nhau ngồi gói bánh chưng, canh bếp lửa chờ bánh chín rồi quây quần bên mâm cơm tất niên.

Ghi nhận của PV trong những ngày cuối năm Canh Tý, khi mọi người bắt đầu đi ngủ thì cũng là lúc vỉa hè các tuyến phố của Hà Nội như Khương Đình, Nguyễn Trãi, Vũ Tông Phan... bắt đầu đỏ lửa hồng, người dân quây quần, thức xuyên đêm bên nồi bánh chưng nghi ngút khói.

Đây là năm thứ 9 gia đình chú Sơn (61 tuổi sống tại 392 Khương Đình) bắc bếp mồi lửa nấu bánh chưng. Bánh chưng chú Sơn làm chủ yếu phục vụ người thân, gia đình, hàng xóm xung quanh khu nhà. "Tưởng dịch COVID-19 ảnh hưởng nhưng mà không ảnh hưởng gì, ngược lại số lượng người đặt bánh chưng còn tăng. Gia đình bắt đầu làm từ hôm 22 nhưng tính phải đến ngày 30 mới xong hết", người thân của chú Sơn cho biết.

Người dân Thủ đô thức xuyên đêm canh nồi bánh chưng trên vỉa hè - Ảnh 1.
Vào những ngày cuối năm Canh Tý dễ dàng bắt gặp những nồi bánh chưng với lửa hồng ngay trên vỉa hè các con phố Thủ đô khi màn đêm buông xuống.
Người dân Thủ đô thức xuyên đêm canh nồi bánh chưng trên vỉa hè - Ảnh 2.
Đây là năm thứ 9 gia đình chú Sơn (61 tuổi sống tại 392 Khương Đình) bắc nồi bánh chưng khi Tết đến Xuân về. Từ những năm đầu tiên chỉ luộc cho gia đình, những năm sau đó cho anh em họ hàng, hàng xóm, bánh chưng ngon lượng người đặt lại tăng theo từng năm.
Người dân Thủ đô thức xuyên đêm canh nồi bánh chưng trên vỉa hè - Ảnh 3.
Bánh chưng sau 12 tiếng mới có thể vớt ra, chưa kể phải cấp nước, cấp củi liên tục để bánh chưng chín đều. Gia đình chú Sơn cho biết phải thay nhau canh nồi bánh chưng mấy đêm liền.
Người dân Thủ đô thức xuyên đêm canh nồi bánh chưng trên vỉa hè - Ảnh 4.
 Bánh chưng nóng hổi được vớt ra sau 12 tiếng.
Người dân Thủ đô thức xuyên đêm canh nồi bánh chưng trên vỉa hè - Ảnh 5.
Bánh chưng vớt ra được rửa qua nước sạch trước khi được dâng cúng và thưởng thức.
Người dân Thủ đô thức xuyên đêm canh nồi bánh chưng trên vỉa hè - Ảnh 6.
Mẻ bánh chưng mới khoảng 50 cái lại được sắp vào nồi.
Người dân Thủ đô thức xuyên đêm canh nồi bánh chưng trên vỉa hè - Ảnh 7.
Để làm ra được một chiếc bánh chưng phải làm nhiều công đoạn, từ việc chọn, rửa lá dong to đẹp đến việc chọn thịt ba chỉ, ngâm gạo nếp, đậu xanh..
Người dân Thủ đô thức xuyên đêm canh nồi bánh chưng trên vỉa hè - Ảnh 8.
Bánh được gói cẩn thận, vuông vắn trước khi cho vào nồi.
Người dân Thủ đô thức xuyên đêm canh nồi bánh chưng trên vỉa hè - Ảnh 9.
Ngoài bánh chưng ra, gia đinh này còn nấu bánh dày.
Người dân Thủ đô thức xuyên đêm canh nồi bánh chưng trên vỉa hè - Ảnh 10.
Bánh chưng sau khi luộc xong được sắp xếp cẩn thận, chia từng hộ gia đình.
Người dân Thủ đô thức xuyên đêm canh nồi bánh chưng trên vỉa hè - Ảnh 11.
Một gia đình khác "góp gạo thổi cơm chung", bắc 2 nồi bánh chưng trên vỉa hè đường Vũ Tông Phan. Được biết, cứ đến 28, 29 Tết là anh chị em cùng nhau thức đêm nấu bánh chưng.
Người dân Thủ đô thức xuyên đêm canh nồi bánh chưng trên vỉa hè - Ảnh 12.
Tại đây, 60 cái bánh chưng sẽ được luộc. Nửa đêm mới xong nhưng chỉ rộn tiếng cười nói thay vì sự mệt mỏi. 
Người dân Thủ đô thức xuyên đêm canh nồi bánh chưng trên vỉa hè - Ảnh 13.
Bếp lửa hồng không chỉ nấu bánh chưng mà còn giữ được nét đẹp xưa của người dân Hà Nội, cùng nhau sum vầy sau cả năm vât vả làm ăn.


Theo Duy Phạm

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên