Người dùng Việt Nam chi tiền "mạnh tay" cho nền tảng nào hơn: Facebook hay TikTok?
Theo báo cáo mới đây về thị trường di động (State of Mobile 2022) của Data.ai, Pakistan, Peru, Philippines, Việt Nam, Indonesia và Ai Cập là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất về lượt tải ứng dụng di động, với mức tăng trưởng lần lượt là 25%, 25%, 25%, 20% 15% và 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
- 07-03-2022Công nghệ có trong xe Tesla, Volkswagen, Porsche được VinFast ứng dụng ra sao?
- 07-03-2022Năm 2021 người siêu giàu ở Việt Nam giảm khoảng 1%, còn người nghèo tăng hay giảm?
- 07-03-2022Nguy cơ nhập khẩu lạm phát
Báo cáo mới đây về thị trường di động (State of Mobile 2022) của Data.ai cho biết, những năm gần đây, người tiêu dùng đã dần quen thuộc hơn với việc mua sắm, đầu tư trên điện thoại di động.
Theo đó, trong năm 2021, trung bình mỗi một người dùng dành ra khoảng 4,8 tiếng mỗi ngày cho các ứng dụng di động. Bên cạnh đó, dữ liệu báo cáo chỉ ra rằng, trong năm 2021, thế giới đã chi khoảng 170 tỷ USD cho các ứng dụng di dộng và có hơn 430 nghìn lượt tải ứng dụng mỗi phút.
Đáng chú ý, Pakistan, Peru, Philippines, Việt Nam, Indonesia và Ai Cập là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất về lượt tải ứng dụng di động, với mức tăng trưởng lần lượt là 25%, 25%, 25%, 20% 15% và 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam nằm trong top 10 thị trường có lượt tải các ứng dụng nhiều nhất thế giới năm 2021. Nguồn: Data.ai
Về mức độ phổ biến của các ứng dụng mạng xã hội, báo cáo cho biết, trong năm 2021, TikTok là ứng dụng dẫn đầu về mức độ tương tác của người dùng trong số các ứng dụng mạng xã hội trên toàn cầu. Đây cũng là một trong năm ứng dụng được tải xuống nhiều nhất ở tất cả các thị trường Đông Nam Á, ngoại trừ Hong Kong (Trung Quốc).
Tại Việt Nam, báo cáo đã chỉ ra top 5 ứng dụng được người Việt tải xuống nhiều nhất, lần lượt là Facebook, Tik Tok, Facebook Messenger, Zalo và Instagram.
Bên cạnh đó, các ứng dụng phát trực tiếp (livestream) cũng đang thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng trên các nền tảng mạng xã hội. Cụ thể, báo cáo cho hay, chi tiêu của người dùng mạng trên toàn cầu dành cho những nhà sáng tạo nội dung yêu thích trong năm 2021 đã tăng 6,5 lần so với năm 2018.
"Các nền tảng phát trực tiếp đang thay đổi cuộc chơi, mang đến cơ hội mua sắm trực tiếp, thu nhập cho những nhà sáng tạo nội dung", báo cáo cho hay.
Tại Việt Nam, Tik Tok là ứng dụng được người dùng Việt mạnh tay chi tiền nhất cho các nội dung phát trực tiếp mà họ yêu thích; tiếp theo là Bingo Live và Facebook.
Trong lĩnh vực tài chính, báo cáo nhận định, sự đơn giản và linh hoạt trong các giao dịch tài chính dường như là hai công thức cho sự thành công của các ứng dụng tài chính. Đáng chú ý, Binance trở thành một trong năm ứng dụng tài chính được tải xuống nhiều nhất ở Singapore, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Hong Kong (Trung Quốc) và Đài Loan (Trung Quốc).
"Số lượt tải xuống cao hơn nghĩa là Binance cũng sẽ chứng kiến sự gia tăng người dùng hoạt động hàng tháng trên các thị trường này trong những tháng tới", báo cáo dự đoán.
Báo cáo lưu ý rằng thời gian dành cho các ứng dụng mua sắm đã tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái trên toàn cầu. Xét theo thị trường, Indonesia và Singapore có mức tăng trưởng mua sắm trực tuyến cao nhất trong trong khu vực Đông Nam Á, với mức tăng trưởng mua sắm trực tuyến lần lượt là 46% và 45% so với cùng kỳ năm trước.