MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người gồng gánh thị trường xuất khẩu gần 20 năm qua

29-03-2019 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Lập công ty sau nhiều biến cố, vẫn đứng lên sau khi phá sản, doanh nhân trẻ Nguyễn Tuấn Việt đã chèo lái ra sao để giúp nhiều doanh nghiệp (DN) Việt xuất khẩu trong gần 20 năm qua…

Gần 20 năm qua, anh Nguyễn Tuấn Việt và VIETGO đã xúc tiến xuất khẩu thành công cho nhiều DN Việt.

Người gồng gánh thị trường xuất khẩu gần 20 năm qua - Ảnh 1.

Có nhà xưởng và buôn bán đồ thủ công từ khi còn là cậu học sinh cấp 3, lên đại học vẫn vừa học vừa giữ lửa kinh doanh rồi đột nhiên bỏ học khi đang là sinh viên năm 4 trường Đại học Xây dựng, anh Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty TNHH VIETGO, công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn xuất khẩu cho các DN Việt Nam khi đó đã chính thức chấm dứt ước mơ làm kiến trúc sư để dồn hết tâm sức vào ngành xuất khẩu.

Mới đây, anh Việt đã có buổi bộc bạch ngắn với báo chí về chặng đường gồng gánh thị trường xuất khẩu Việt Nam trong gần 20 năm qua.

Chủ một số DN Việt và các đối tác nước ngoài nhận xét về VIETGO.

Theo tôi được biết, nếu chỉ tính DN Việt làm tư vấn xúc tiến xuất khẩu thì hiện nay chỉ có một mình VIETGO đảm đương vai trò này. Điều này có lợi gì cho anh?

Có một cái lợi đó là VIETGO không có đối thủ cạnh tranh, cứ thế chậm mà chắc phát triển lên thôi.

Thế còn bất lợi?

Tất nhiên cũng có điểm không hay, vì nó có thể khiến mình ngủ quên và hài lòng với những gì mình làm được. Nhưng tôi muốn phát triển hơn nữa, phát triển như tôi có đối thủ cạnh tranh.

Để làm được điều đó thì VIETGO chỉ có một bí quyết duy nhất là phải làm tốt. Mình làm tốt thì đối tác sẽ tự tìm đến dịch vụ của mình.

Do đó, chúng tôi tập trung vào giá trị cốt lõi, giúp DN xuất khẩu được thật, giúp đối tác nước ngoài mua được hàng tốt của Việt Nam.

Làm tốt như vậy thì hiện nay, số lượng DN Việt và đối tác nước ngoài đang hợp tác với VIETGO là bao nhiêu?

Tính đến thời điểm hiện tại, VIETGO đang xúc tiến xuất khẩu cho hơn 1.000 DN Việt và có khoảng 18.300 đối tác nước ngoài muốn mua hàng tại Việt Nam.

Với kinh nghiệm làm xúc tiến xuất khẩu gần 20 năm, anh thấy những năm gần đây, Việt Nam có lợi thế gì để xuất khẩu?

Thị trường xuất khẩu của Việt Nam đang là cơ hội rất lớn.

Việt Nam có đường bờ biển cũng chính là đường vận tải biển để đi sang tất cả khối người mua ở châu Âu, châu Mỹ. Đó chính là lợi thế về mặt địa lý của nước ta.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang là một trong những nước năng động nhất của châu Á, khu vực hiện đang là khối sản xuất hàng cho toàn bộ châu Âu.

Ngoài ra, vị thế địa lý của Việt Nam là nằm sát Trung Quốc nên chúng ta càng có nhiều lợi thế hơn khi được “hưởng sái” những ngành Trung Quốc không làm nữa như vật liệu xây dựng, may mặc, sản xuất đồ gỗ,…

Nếu thị trường xuất khẩu đang rộng mở đến vậy, VIETGO đang gồng gánh ra sao khi là DN Việt duy nhất làm xúc tiến xuất khẩu?

Chúng tôi “gánh” bằng những phương pháp trực tiếp giúp DN có thể xuất khẩu thành công.

Điều khó nhất là làm sao để DN Việt có nhiều khách và có được khách xịn đồng ý mua và trả tiền thì VIETGO sẽ cung cấp thông tin đó cho DN.

Tiếp đến là từ đơn hàng đó, có nhiều DN khác muốn cạnh tranh để xuất khẩu thì việc của VIETGO là phải chỉ cho DN cách chốt được đơn hàng đó thành công, để thắng các đối thủ cạnh tranh.

Người gồng gánh thị trường xuất khẩu gần 20 năm qua - Ảnh 2.

Anh Việt cùng đại diện DN Việt gặp gỡ đối tác người Anh muốn nhập khẩu quần áo dệt may.

Nhưng nhiều DN Việt không biết làm cách nào để chốt được đơn hàng, anh là người đã có kinh nghiệm rồi thì anh có thể chia sẻ về điều này?

Theo tôi, muốn chốt được đơn hàng thì phải biết được mặt hàng đó đang có giá trên thị trường là bao nhiêu. Về điều này, công ty chuyên làm về xúc tiến xuất khẩu như VIETGO sẽ biết vì ngày nào chúng tôi cũng giao dịch xuất khẩu các đơn hàng.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tư vấn cho DN cách để làm hài lòng khách hàng, để khách hàng thích và muốn mua hàng của mình.

Một điều quan trọng nữa là chúng tôi sẽ tư vấn về cách thanh toán quốc tế có lợi và an toàn, một trong những điều mà nhiều DN Việt Nam sợ.

Điều cuối cùng là VIETGO sẽ cung cấp cho DN phương thức nên làm và nên lựa chọn trong vận tải quốc tế.

Trong chặng đường tư vấn xuất khẩu của anh, loại khách hàng nào anh cho là “khó nhằn” nhất?

Theo tôi, khách hàng khó nhất là những người không có vốn, trẻ tuổi, không có nhà xưởng, không có kiến thức về hàng hóa, không có kinh nghiệm mà chỉ có đam mê được xuất khẩu thì VIETGO vẫn giúp họ xuất khẩu được.

Vậy là VIETGO đã xúc tiến xuất khẩu thành công được cho những khách hàng như vậy rồi?

Tất nhiên! Ví dụ như bạn Tạ Xuân Thưởng, sinh năm 1999, còn rất trẻ nhưng đã xuất khẩu đơn hàng gỗ trị giá 1,4 tỷ đồng thành công.

Bạn Nguyễn Hoàng Đại, sinh năm 1991 trong 10 tháng xuất khẩu được khoảng 90 container gỗ.

Hay bạn Trần Văn Tới sinh năm 1986 xuất khẩu cọc gỗ với đơn hàng 100 container trị giá gần 1,4 triệu USD.

Còn nhiều bạn trẻ nữa mà VIETGO đã hỗ trợ xuất khẩu thành công nhưng tôi không tiện kể hết ra đây.

VIETGO tổ chức buổi gặp gỡ cho nhiều DN Việt với đối tác nước ngoài.

Theo anh, trong những năm tới, xu hướng xuất khẩu sẽ vào những ngành nào?

Trong những năm tới, Việt Nam đang có 3 lợi thế thấy rõ.

Một là Iran đang bị cấm vận nên Pakistan đang mua đá xây dựng của Việt Nam. Cũng bởi việc cấm vận đó nên giá dầu, giá năng lượng không ổn định dẫn đến việc nguồn cầu viên nén mùn cưa tăng cao hơn, khiến khách hàng lại tràn sang Việt Nam để mua mặt hàng này.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng áp thuế với môi trường cao hơn cho các ngành sản xuất vật liệu xây dựng nên chúng ta sẽ có lợi thế về xuất khẩu xi măng, clinker sang Trung Quốc.

Việt Nam cũng sẽ rất phát triển trong một vài năm tới với ngành rau củ quả. Trong 3 năm trở lại đây, rau củ quả đã tăng trưởng mạnh tới mức bằng cả xuất khẩu dầu thô và gạo của Việt Nam cộng lại.

Còn dệt may thì đang phát triển bền vững và tăng về chất. Việc chỉ đổi từ gia công sang xuất khẩu trực tiếp về tính chất chỉ thay đổi một chút nhưng lợi nhuận thì có thể tăng gấp 10 lần.

Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên