Người Hà Nội 'không mưa cũng phải mặc áo mưa' khổ sở đi làm, đi học
"Đi lại thời tiết như thế này không mặc áo mưa thì xe máy đi trước bắn nước bẩn từ mặt đường lên người, mặc vào thì khó chịu và vướng víu vì mưa chưa đủ ướt quần áo" - chị Phạm Linh vừa đi từ quận Long Biên sang khu vực trung tâm Hà Nội làm việc chia sẻ.
Hai ngày nay, khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận trời có mưa nhẹ và sương mù. Cuộc sống hối hả của người dân những ngày cận Tết Nguyên đán bị ảnh hưởng không ít, đặc biệt là việc giao thông đi lại.
Sáng sớm nay (11/1), thời tiết tại Hà Nội mưa bụi kèm sương mù ảnh hưởng rất lớn đến việc giao thông đi lại.
"Đi lại thời tiết như thế này không mặc áo mưa thì xe máy đi trước bắn nước bẩn từ mặt đường lên người, mặc vào thì khó chịu và vướng víu vì mưa chưa đủ ướt quần áo". Chị Phạm Linh vừa đi từ quận Long Biên sang khu vực trung tâm Hà Nội làm việc chia sẻ.
Hiện trạng thời tiết như thế này thường được người dân hay gọi là "quá mù ra mưa".
Thời tiết nồm ẩm kèm mưa nhỏ thường xuất hiện các vũng nước trên đường, người tham gia giao thông bằng xe máy rất dễ bị trơn trượt hay va chạm nếu phanh gấp hoặc đánh lái né tránh thiếu quan sát.
Đến gần trưa, nhiều người đi xe máy vẫn mặc áo mưa dù trời không... mưa.
Theo dự báo, ngày 31/1 (tức 29 tháng Chạp), các tỉnh miền bắc tiếp tục chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh, sau đó không khí lạnh liên tục được bổ sung.
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có rét đậm, rét hại và kéo dài đến khoảng ngày 4/2 (tức mùng 4 Tết), vùng núi cao có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá.
Nhiệt độ những ngày Tết cao nhất 14 - 18 độ C; nhiệt độ thấp nhất 10 - 14 độ C, vùng núi có nơi chỉ từ 7 - 10 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.
Từ ngày 5 đến 6/2 (từ 5 đến 6 Tết): Có mưa, mưa rào và rải rác có dông. Nhiệt độ có xu hướng tăng dần, trời rét, vùng núi có nơi rét đậm. Nhiệt độ cao nhất 16 - 20 độ C, nhiệt độ thấp nhất 13 - 16 độ C, vùng núi có nơi dưới 12 độ C.
Người dân Thủ đô đi mua sắm lễ để chuẩn bị cho ngày thắp hương cúng ông Công ông Táo vào cuối tuần này.
Tiền Phong