Người lao động Australia không phải trả lời điện thoại sếp ngoài giờ làm việc
Để bảo vệ người lao động trước khả năng bị sếp làm phiền sau giờ làm việc, Australia cho phép từ đầu tuần tới, người lao động tại nước này không phải trả lời điện thoại sau giờ làm việc. Nghiên cứu cho thấy, người lao động bị thiệt hại nhiều về kinh tế nếu bị kéo dài thời gian làm việc mà không được trả lương tương xứng.
- 20-08-2024Quá khủng: Đây là 15 người có thể "đánh bại" khối tài sản khổng lồ của Google, hé lộ 3 cái tên tiếp theo chuẩn bị gia nhập CLB 100 tỷ đô la
- 20-08-2024Ông Trump tuyên bố sẵn lòng bổ nhiệm Elon Musk vào làm quan chức chính phủ khi trở thành Tổng thống, quyết không cho xe điện Trung Quốc vào Mỹ nếu thiếu điều này
- 20-08-2024Một quốc gia chủ chốt của BRICS không muốn phi đô la hoá triệt để, chỉ dùng đồng nội tệ để giao thương "khi cần thiết"
Theo quy định mới của Australia, bắt đầu từ ngày 26/8 tới, người lao động có quyền ngắt kết nối với sếp sau giờ làm việc. Luật này không cấm sếp liên lạc với nhân viên nhưng người lao động có quyền từ chối không đọc hay phản hồi hoặc liên lạc với sếp ngoài giờ làm việc mà không cần bất kỳ lý do nào.
Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng với cơ quan có từ 15 người lao động trở lên.
Quy định này được Australia ban hành khi nghiên cứu vào năm ngoái 92023) cho thấy người lao động Australia trung bình phải làm thêm 5,4 giờ/tuần so với quy định trong hợp đồng, tương đương với làm việc 280 giờ/năm mà không được trả lương. Thực tế này làm nhiều người bị nghiện làm việc hoặc không cân bằng được cuộc sống và công việc. Điều làm không chỉ kéo dài thời gian làm việc của người lao động mà còn khiến người lao động thiệt hại khoảng 130 tỷ AUD/năm. Vì vậy sự ra đời của quy định mới đã đặt ra ranh giới cần thiết trong bối cảnh mọi người đang sống trong một thế giới siêu kết nối.
Giáo sư John Hopskin thuộc trường Đại học Swinburne cho biết, không chỉ riêng tại Australia, hiện nay trên thế giới có 25 quốc gia có quy định tương tự để bảo vệ người lao động , trong đó Pháp là quốc gia đầu tiên khi áp dụng quy định này từ năm 2017. Sau một thời gian thực hiện quy định này, sức khỏe và tinh thần của người lao động tại các quốc gia này đã được cải thiện rõ rệt.
Kết quả nghiên cứu được thực hiện với 1600 người lao động tại Bỉ, Pháp, Italy, Tây Ban Nha do Liên minh châu Âu thực hiện cho thấy quy định này đã tác động tích cực tới 70% người lao động. Không chỉ vậy, quy định này còn làm thay đổi văn hóa làm việc tại nhiều cơ quan.
VOV