Người lao động đi làm có thời gian thử việc, nghỉ thai sản, khi nghỉ việc nhớ lấy khoản tiền này
Bên cạnh trợ cấp thất nghiệp do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả, người lao động khi nghỉ việc còn có thể được nhận trợ cấp thôi việc từ doanh nghiệp. Đặc biệt, với những người đi làm mà có thời gian thử việc, nghỉ thai sản, thì khi nghỉ việc cần nhớ lấy khoản tiền này.
- 28-11-2021Giải mã nguyên nhân khiến giá thành xe sản xuất tại Việt Nam cao hơn 10 - 20% so với Thái Lan, Indonesia...?
- 28-11-2021Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT trình chương trình phục hồi, phát triển kinh tế trước ngày 30/11
- 27-11-2021Chuyên gia VNDIRECT: Việt Nam sẽ đạt tỷ lệ 9% dân số sở hữu ô tô năm 2025, tương đương mức hiện tại của Ấn Độ và Phillipines
Thời gian được tính hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc
Căn cứ khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên cho doanh nghiệp sẽ được doanh nghiệp đó chi trả trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn hợp đồng, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp…
Khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động chỉ được tính hưởng trợ cấp thôi việc cho khoảng thời gian đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động, nhưng không tính thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Trong đó, việc đóng bảo hiểm thất nghiệp đã là yêu bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên kể từ ngày 1/1/2009.
Song, trong quá trình làm việc vẫn có một số khoảng thời gian mà người lao động không được đóng bảo hiểm thất nghiệp:
- Thời gian làm việc trước năm 2009.
- Thử việc có ký hợp đồng thử việc.
Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 nêu rõ, chỉ người lao động ký hợp đồng lao động mới bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp. Còn người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc sẽ không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Nghỉ thai sản, ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên/tháng.
Theo khoản 5 và khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản, chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên/tháng sẽ không được đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động mà không được trả lương từ 14 ngày trở lên trong tháng.
Căn cứ khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc/tháng thì tháng đó sẽ không đóng BHXH. Khi đó doanh nghiệp sẽ thực hiện báo giảm lao động, đồng thời không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Theo đó, nếu có một trong các khoảng thời gian nói trên, người lao động khi nghỉ việc nên nhớ lấy trợ cấp thôi việc để không bị thiệt.
Mức hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc
Căn cứ Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, trợ cấp thôi việc sẽ được tính đơn giản theo công thức sau:
Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x Số năm làm việc tính hưởng trợ cấp x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc
Trong đó:
- Số năm làm việc tính hưởng trợ cấp thôi việc có tháng lẻ được làm tròn như sau:
+ Có tháng lẻ ít hoặc bằng 6 tháng: Tính 1/2 năm.
+ Lẻ trên 6 tháng: Tính 1 năm.
- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc = Tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi thôi việc.
Ví dụ: Cô X làm việc cho công ty Y từ tháng 3/2019 đến tháng 11/2021 thì xin nghỉ có báo trước và được công ty đồng ý. Trong thời gian làm việc cho công ty Y, cô X có thời gian thử việc 2 tháng và 6 tháng nghỉ thai sản. Trước đó, hợp đồng lao động ký giữa công ty Y và cô X có thỏa thuận về tiền lương là 7 triệu đồng/tháng.
Khi nghỉ việc, cô X được nhận trợ cấp thôi việc như sau:
Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc = 2 tháng thử việc + 6 tháng nghỉ thai sản = 8 tháng (làm tròn thành 1 năm).
Mức trợ cấp thôi việc = 1/2 x 1 năm x 7 triệu đồng = 3,5 triệu đồng.