Người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi gì trong thời gian thực hiện '3 tại chỗ'?
Vì tình hình dịch bệnh căng thẳng nên nhiều doanh nghiệp đang thực hiện "3 tại chỗ" để đảm bảo an toàn cho người lao động. Vậy trong thời gian này, người lao động có được hưởng quyền lợi gì không?
- 31-08-2021Từ việc Mỹ sắp xây toà sứ quán 1,2 tỷ USD tại Việt Nam đến hàng loạt các toà sứ quán mới xây ở nhiều nước: Lý do đằng sau là gì?
- 30-08-2021Việt Nam sẽ chọn phương án chống dịch 0 ca nhiễm giống Trung Quốc hay sống chung với Covid-19 như Singapore?
- 30-08-2021Phó TGĐ Cốc Cốc: Google đang chèn ép Cốc Cốc, triệt tiêu cạnh tranh để chiếm vị thế độc tôn ở Việt Nam
Được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động
Căn cứ khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương được hiểu là số tiền mà doanh nghiệp sẽ trả cho những công nhân của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động để thực hiện công việc, bao gồm cả mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Khoản tiền lương này phải được trả trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn cho người lao động theo khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, chỉ cần làm đủ công trong tháng, người lao động sẽ được trả đủ lương theo thỏa thuận. Do đó, công nhân làm việc "3 tại chỗ" cũng phải được nhận được đủ tiền lương theo thỏa thuận.
Không chỉ phải trả đủ lương, doanh nghiệp cũng phải trả lương theo đúng thời hạn mà các bên đã thỏa thuận. Tiền lương tháng của công nhân thường được trả theo thời điểm có tính chu kì như ngày cuối cùng của tháng, ngày 05 của tháng, ngày 15 của tháng,…
Tương ứng với đó, công nhân "3 tại chỗ" cũng sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi liên quan đến đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ phúc lợi khác của doanh nghiệp.
Được hỗ trợ tiền ăn với mức 1 triệu đồng/người
Nhằm quan tâm, động viên tới những người lao động trong thời điểm dịch bệnh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định 3089/QĐ-TLĐ về việc hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện "3 tại chỗ" của doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Cụ thể như sau:
- Đối tượng được hưởng: Đoàn viên, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn, thực hiện "3 tại chỗ" để sản xuất.
- Mức hỗ trợ: 01 triệu đồng/người (hỗ trợ 01 lần duy nhất).
Chính sách hỗ trợ được thực hiện tính từ ngày 24/8/2021.
Số lượng người lao động được hưởng chính sách hỗ trợ này sẽ do công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên xác định.
Số tiền hỗ trợ bữa ăn không chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho người lao động đang thực hiện "3 tại chỗ". Thay vào đó, tiền hỗ trợ sẽ được chuyển cho doanh nghiệp để tổ chức bữa ăn theo chính sách chung của doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Đồng thời để đảm bảo bữa ăn cho người lao động được cải thiện, công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp (với doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn) sẽ giám sát việc tổ chức thực hiện bữa ăn và công khai tới đoàn viên, người lao động.
Người lao động sẽ được hỗ trợ tiền ăn với mức 1 triệu đồng/người
NLĐ không thực hiện 3 tại chỗ có thể được nhận tiền lương ngừng việc và tiền hỗ trợ Covid-19 theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg
Theo hướng dẫn tại Công văn 2844/LĐTBXH-PC thì doanh nghiệp được phép hoạt động khi đáp ứng điều kiện "3 tại chỗ", tuy nhiên có một số người lao động không đồng ý với phương án lưu trú theo yêu cầu "3 tại chỗ" của doanh nghiệp thì NLĐ và doanh nghiệp có thể thống nhất như sau:
- Doanh nghiệp cho người lao động ngừng việc và trả lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động .
- Trong trường hợp này, người lao động được hỗ trợ chính sách ngừng việc khi đáp ứng đủ các điều kiện theo chương V (Điều 17 đến Điều 20) của Quyết định 23/2021/QĐ-TTg .
Như vậy, khi NLĐ không đồng ý với phương án "3 tại chỗ" của doanh nghiệp thì NLĐ có thể được được trả lương ngừng việc và được hỗ trợ chính sách ngừng việc theo quy định tại Quyết định 23 nếu NLĐ và doanh nghiệp thỏa thuận theo phương án trên. Do đó, việc NLĐ được nhận lương ngừng việc và tiền hỗ trợ theo Quyết định 23 còn phụ thuộc vào sự thống nhất giữa NLĐ và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ngoài cách thỏa thuận trên NLĐ và doanh nghiệp còn có thể thỏa thuận theo cách khác như:
- Thống nhất với người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động theo Điểm h Khoản 1 Điều 30 Bộ luật lao động hoặc hai bên thỏa thuận nghỉ không hưởng lương theo Khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật lao động như: thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động theo Khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động; thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo Điểm c Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động.
Quyền lợi khi doanh nghiệp dừng hoạt động vì không đáp ứng được "3 tại chỗ":
Theo hướng dẫn tại Công văn 2844/LĐTBXH-PC:
"2. Theo quy định của địa phương, doanh nghiệp được phép hoạt động khi đáp ứng điều kiện "3 tại chỗ" và "doanh nghiệp nào không đáp ứng được thì phải tạm dừng sản xuất", thì:
- Với những doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện "3 tại chỗ" và phải dừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian thực hiện quy định đó của địa phương được xem là phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 để được hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại Điều 13 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg".
Do đó, doanh nghiệp ngừng hoạt động vì không đáp ứng được điều kiện "3 tại chỗ thì được xem là doanh nghiệp dừng hoạt động để phòng chống dịch Covid-19. Đây cũng là một trong những điều kiện để NLĐ làm việc tại doanh nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không lương.