Người mắc bệnh tim mạch cần làm 5 việc để tránh bị đột quỵ khi trời chuyển lạnh
Các chuyên gia cảnh báo thời tiết chuyển sang không khí lạnh đột ngột, thay đổi rõ rệt về nhiệt độ rất dễ dẫn đến tình trạng liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ... do đó người cao tuổi, người mắc bệnh tim mạch càng cần thận trọng.
- 27-08-2022Loại rau cực giàu collagen mà người Việt đang bỏ phí, vừa làm đẹp da lại trị bệnh tim mạch, thần kinh tốt
- 06-07-202210 "siêu thực phẩm" chống hỏng DNA: ngừa ung thư, tim mạch và một loạt bệnh
- 10-06-20221 sai lầm khi uống nước tía tô có thể gây bệnh cao huyết áp, tổn hại hệ tim mạch
- 08-06-20222 thói quen xấu vào mùa hè mà nhiều người mắc phải có thể hình thành cục máu đông, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thậm chí gây đột tử
Miền Bắc trở lạnh đột ngột, đây là nhóm người nên chú ý bảo vệ sức khỏe
Sáng 30/11, thời tiết các tỉnh miền Bắc đã đột ngột đón không khí lạnh. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất 21 độ C, thấp hơn 10 độ C so với một ngày trước. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời điểm rét nhất trong đợt này là ngày 1-2/12. Thời tiết duy trì rét đậm, rét hại cả ngày và đêm.
Các chuyên gia cảnh báo thời tiết bỗng dưng chuyển sang không khí lạnh đột ngột, thay đổi rõ rệt về nhiệt độ như vậy rất dễ dẫn đến tình trạng sốc nhiệt, liệt dây thần kinh số 7, thậm chí đột quỵ.
Theo BS Nguyễn Văn Thắng (Đại học Y Hà Nội): Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột như thế này, nhẹ thì có thể khiến cơ thể biểu hiện mệt mỏi, lờ đờ, nói lắp, đau đầu, chóng mặt. Trong trường hợp nặng, có thể làm nhịp tim và hơi thở lúc đầu nhanh, sau đó chậm dần, khó thở, thậm chí dẫn đến trạng thái hôn mê và có khi dẫn đến tử vong.
Đặc biệt, người cao tuổi, người mắc bệnh tim mạch, phổi là nhóm người càng cần thận trọng khi thời tiết thay đổi đột ngột. Bác sĩ cảnh báo, khi thay đổi thời tiết đột ngột, nhất là trời chuyển lạnh nhanh chóng, nếu không giữ ấm để cơ thể điều hòa thân nhiệt sẽ dẫn đến đột quỵ, tăng huyết áp...
Những việc bệnh nhân tim mạch nên thực hiện trong ngày lạnh để bảo vệ sức khỏe
1. Tắm sớm trước 6h tối
Nhóm người sức khỏe yếu, đang mắc bệnh tim mạch nên đi tắm trước 6 giờ tối, sau khoảng thời gian này nhiệt độ xuống thấp sẽ không tốt cho sức khỏe.
Đặc biệt không nên tắm quá muộn, nhất là không tắm sau 22 giờ đêm vì khoảng thời gian này rất dễ gây sốc nhiệt, nguy hiểm đến tính mạng. Tránh tắm quá lâu hoặc tắm bằng nước lạnh. Thời gian tắm gội chỉ trong vòng 15 phút. Sử dụng nước ấm để tắm, tắm trong phòng kín gió. Nếu nhiệt độ ngoài trời quá thấp, nên hạn chế tắm nhiều, chỉ cần vệ sinh bằng khăn ẩm và tắm 2 ngày 1 lần là đủ.
2. Không ra ngoài đường sau 9h tối
Những ngày trời trở lạnh, bệnh nhân tim mạch cần hạn chế đi ra ngoài trời khi thời tiết quá lạnh và có gió mạnh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 9h đêm đến 6h sáng. Nếu đi ra ngoài, mỗi người cần trang bị đủ trang phục ấm che chắn được gió lùa như áo khoác, quần dài đủ dầy để giữ nhiệt, khăn choàng, mũ, găng tay, tất, khẩu trang...
3. Không nên bật dậy ngay vào buổi sáng
Buổi sáng trời lạnh, người cao tuổi và người mắc bệnh tim mạch không nên ra khỏi chăn và xuống giường ngay lập tức vì sẽ gây kích thích mạch máu não, tăng huyết áp đột ngột và dẫn đến đột quỵ. Thay vào đó, nhóm người này được khuyên nên nằm lại trên giường, vận động nhẹ nhàng 3-5 phút để cơ thể dần thích nghi rồi mới từ từ ngồi dậy.
Ngoài ra, cần nhớ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, nhất là trường hợp bị tăng huyết áp.
3. Tránh tập thể dục vào sáng sớm
Theo các bác sĩ, trong thời gian trời trở lạnh, nhất là khi mới trở lạnh đột ngột thì bệnh nhân tim mạch không nên ra ngoài tập thể dục vào sáng sớm hoặc tối khuya, vì rất dễ đột quỵ. Ở Bệnh viện Bạch Mai trước đây từng tiếp nhận nam bệnh nhân 50 tuổi bị đột quỵ do đi tập thể dục quanh Hồ Tây từ 4 giờ sáng.
4 nhóm đối tượng có yếu tố nguy cơ cao như người cao tuổi, bệnh nhân tim mạch, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường… cần phải cẩn trọng khi đi thể dục sáng sớm vì sức đề kháng yếu, dễ bị tăng huyết áp, từ đó dễ gây các biến chứng tắc, đứt mạch máu não. Nếu dậy sớm thì có thể vận động đi lại trong nhà, quét nhà, pha trà… chứ không nên đi ra ngoài trời.
4. Mặc áo mỏng khi đi vệ sinh vào ban đêm
Người cao tuổi thường xuyên có thói quen thức dậy vào ban đêm hoặc nửa đêm về sáng để đi vệ sinh. Việc bật dậy đột ngột hoặc mặc áo quá mỏng khiến nhiệt độ thay đổi đột ngột, cũng rất dễ xảy ra đột quỵ.
Chuyên gia khuyến cáo người cao tuổi, bệnh tim mạch, huyết áp cao khi dậy giữa đêm cần chú ý mặc ấm, đặc biệt giữ ấm phần đầu, nên đi vệ sinh trong phòng kín gió.
5. Tránh uống rượu, uống đồ lạnh
Trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, mỗi người cần phải ăn đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Tránh ăn uống đồ lạnh, đồ ăn vừa lấy từ tủ lạnh ra vì dễ làm cơ thể nhiễm lạnh. Cần hạn chế uống rượu vì làm co thắt mạch máu gây tăng huyết áp, có thể dẫn tới đột quỵ, tử vong.
Phụ nữ Việt Nam