Người Maya sử dụng mã QR cách đây 2.000 năm? Du khách quét thử, kết quả bất ngờ!
Tò mò vì mã QR kỳ lạ, du khách quét thử và kết quả thật bất ngờ.
- 09-02-2022Chiếc Tesla Elon Musk phóng lên vũ trụ giờ đang ở đâu?
- 09-02-2022Quả bom bất động sản chưa "nguội", Trung Quốc lo ngay ngáy trước nguy cơ một bong bóng mới đang bị thổi phồng
- 09-02-2022Vụ tịch thu tài sản lớn nhất nhì nước Mỹ: Cặp đôi KOL rửa tiền sau khi sàn giao dịch bị hack, phải giao nộp gần 4 tỷ USD Bitcoin
Nền văn minh Maya được coi là một trong những bí ẩn nhất trên thế giới. Trên thực tế, dù là những lời tiên đoán hay những ngôi đền lớn nhỏ của nền văn minh này đều mang đến cho nhiều người cảm giác bí ẩn khó lường.
Bắt đầu hình thành từ năm 2.000 TCN, Maya được coi là một nền văn minh nổi tiếng trong những lĩnh vực như toán học, kiến trúc, thiên văn, thuật chiêm tinh… Cho đến ngày nay, các nhà nghiên cứu vẫn còn tìm thấy những công trình ấn tượng của người Maya trong các khu rừng thuộc phía đông nam Mexico, Guatemala và phía tây của Honduras.
Đặc biệt, chữ tượng hình được giải mã từ các cuốn sách cổ của người Maya cũng ghi lại thông tin quan trọng bao gồm nguyệt thực, chuyển động của các vì sao và lịch.
Theo lịch của người Maya, một năm có 365,2420 ngày, tức là chỉ cách thời hiện đại 0,0002 ngày (khoảng 18 giây). Việc người Maya tính toán chính xác độ dài của một năm cũng là điều gây bất ngờ.
Bức tượng có khuôn mặt giống mã QR khiến nhiều người tò mò.
Theo đó, khi bước sang đầu thế kỷ 21, một bức tượng có thể là của người Maya được đặt trong bảo tàng Mexico đã thu hút sự chú ý của mọi người. Nguyên nhân bởi khuôn mặt trên bức tượng trông giống như một mã QR .
Hình ảnh kỳ lạ này đã thu hút sự chú ý của các khách du lịch. Một số người đã lấy điện thoại di động ra quét thử, nhưng kết quả không nhận được gì.
Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là mã QR xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1994. Vậy, lý do gì chúng lại xuất hiện ở cổ vật của nền văn minh Maya? Liệu đây có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Sự thật này đã được những nhân viên ở bảo tàng Mexico tiết lộ.
Hoá ra, bức tượng đá này là một sản phẩm sao chép, không phải là cổ vật của người Maya. Mã QR trên bức tượng là sản phẩm do một công ty xây dựng ở Mexico làm ra. Vì là nhà tài trợ cho triển lãm văn hoá của người Maya, nên nhân viên trong công ty đã in mã QR có liên quan lên bức tượng này.
Khi quan sát kỹ bức phù điêu này, nhiều nhà nghiên cứu ngạc nhiên vì nó trông rất giống với tàu vũ trụ hiện đại.
Mặc dù mã QR trên bức tượng này đã được xác nhận là do con người hiện đại tạo ra, nhưng vẫn còn rất nhiều điều chưa được biết đến về người Maya, chẳng hạn như những hình ảnh kỳ lạ có hình dạng rất gần gũi với công nghệ tiên tiến ngày nay ở trong các bức phù điêu tại những ngôi đền cổ.
Theo: Sohu
Pháp luật và bạn đọc