MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người mua bảo hiểm nhân thọ cần biết: Sự thật về lãi suất được hưởng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

28-11-2024 - 16:01 PM | Smart Money

Người mua bảo hiểm thường lầm tưởng rằng, mức lãi suất được hưởng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tương đương như lãi suất tiết kiệm hoặc hơn. Điều này cũng đồng nghĩa khi hợp đồng hết hạn, họ sẽ được nhận một khoản tiền lớn vượt giá trị hợp đồng.

Người mua khi đặt bút ký hợp đồng thường được nhân viên tư vấn giới thiệu về mức lãi suất được hưởng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Thông qua lời tư vấn, nhiều người lầm tưởng rằng, mức lãi suất từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ rất hấp dẫn như lãi suất gửi tiết kiệm hoặc cao hơn nhờ khoản tiền từ quỹ đầu tư của công ty bảo hiểm.

Thậm chí, nhiều người còn cho rằng ngoài quyền lợi bảo hiểm khi rủi ro, khi hết thời hạn hợp đồng sẽ nhận được số tiền lớn hơn số tiền đã nộp.

Song thực tế, mức lãi suất trong bảo hiểm nhân thọ biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đồng thời, đây cũng không phải là mức lãi suất cho toàn bộ khoản tiền mà người mua chi trả khi mua bảo hiểm nhân thọ. Bởi lẽ, số tiền đó đã bao gồm các loại phí phải trả cho công ty. Chính vì vậy, khi hợp đồng hết hạn, số tiền mà người mua nhận về có thể không như kỳ vọng.

Để tránh lầm tưởng, người mua bảo hiểm cũng cần hiểu rõ về lãi suất trong bảo hiểm nhân thọ.

Lãi suất trong bảo hiểm nhân thọ là mức lãi mà công ty bảo hiểm phân bổ vào giá trị tài khoản hợp đồng của người tham gia vào cuối mỗi năm tài chính. Tùy thuộc vào loại hình sản phẩm, lãi suất bảo hiểm nhân thọ có thể được phân chia thành hai nhóm chính:

Một là lãi chia không đảm bảo

Lãi chia không đảm bảo áp dụng cho các sản phẩm bảo hiểm truyền thống có tham gia chia lãi. Khi tham gia sản phẩm này, ngoài các quyền lợi bảo vệ cơ bản (như quyền lợi tử vong, thương tật, hoặc đáo hạn), người tham gia còn được hưởng phần lãi chia từ kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm. Lãi này thường được chi trả dưới hình thức: Bảo tức là khoản lãi chia cố định hàng năm. Và lãi chia cuối hợp đồng là khoản lãi được chi trả khi hợp đồng kết thúc.

Điều quan trọng cần lưu ý là mức lãi chia không đảm bảo có thể thay đổi theo kết quả kinh doanh thực tế của công ty và không giống với mức dự kiến trong bảng minh họa quyền lợi.

Hai là lãi suất đầu tư

Lãi suất đầu tư áp dụng cho các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. Trong đó, người tham gia được hưởng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư thực tế của các quỹ liên kết. Lãi suất đầu tư lại chia thành hai loại:

Một là bảo hiểm liên kết chung. Người tham gia nhận lãi suất từ Quỹ liên kết chung. Mức lãi suất này không thấp hơn mức tối thiểu được cam kết trong hợp đồng, do đó rủi ro khá thấp.

Hai là bảo hiểm liên kết đơn vị. Người tham gia tự chọn các quỹ liên kết đơn vị để đầu tư. Lãi suất không được đảm bảo, và lợi nhuận phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả đầu tư của các quỹ này. Mức độ rủi ro càng cao thì khả năng sinh lời càng lớn.

Một là lãi chia hàng năm

Với các sản phẩm bảo hiểm có tham gia chia lãi, phí bảo hiểm từ nhiều hợp đồng được tập trung vào quỹ chủ hợp đồng. Công ty bảo hiểm sẽ đầu tư quỹ này vào các kênh an toàn như trái phiếu chính phủ hoặc tiền gửi ngân hàng. Lãi chia hàng năm được phân bổ dựa trên kết quả đầu tư thực tế của quỹ. Do đó, mức lãi chia phụ thuộc vào các yếu tố như: Biến động kinh tế, tài chính, xã hội. Chiến lược đầu tư và kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm.

Hai là lãi suất đầu tư

Cách tính lãi suất đầu tư phụ thuộc vào loại hình sản phẩm: Liên kết chung tức là lãi suất được công bố dựa trên kết quả đầu tư của Quỹ liên kết chung, nhưng luôn đảm bảo mức tối thiểu đã được quy định.

Hai là liên kết đơn vị tức lãi suất phụ thuộc vào hiệu suất của các quỹ liên kết đơn vị mà người tham gia đã chọn. Người tham gia chịu toàn bộ rủi ro đầu tư, đồng nghĩa với việc lãi suất có thể cao hoặc thấp tùy vào biến động thị trường.

Để kiểm tra về mức lãi suất, bạn có thể tham khảo ở bảng minh họa. Song thực tế, lãi suất trong bảng minh họa chỉ mang tính chất dự đoán, không phải cam kết. Người tham gia cần đọc kỹ hợp đồng để hiểu rõ các điều khoản, đặc biệt là những phần liên quan đến mức lãi suất đảm bảo và không đảm bảo.

Nguyễn Minh (TH)

An ninh tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên