Người Mỹ gốc Á "ghen tị" với cuộc sống ở quê nhà, nêu lý do châu Á an toàn hơn trong đại dịch
Khi Carla Doan, cư dân Las Vegas, nhìn thấy hình ảnh gia đình cô ở Việt Nam, cô cho biết điều đó khiến cô khao khát được sống một cuộc sống bình thường tại Mỹ.
- 16-02-2021Tết trong ‘thời chiến’ chống đại dịch COVID-19
- 16-02-2021Nông nghiệp Việt Nam vượt khó thành công
- 16-02-2021Phát triển bền vững không phải là lựa chọn, mà là con đường bắt buộc
Người Mỹ gốc Á "ghen tị"
Khi đầu bếp Eric Sze tỉnh dậy ở New York, anh thường xem video clip của những người bạn ở Đài Loan hát karaoke qua Instagram. "Đây luôn là việc đầu tiên tôi làm vào buổi sáng" Sze, đồng sáng lập của nhà hàng Đài Loan 886, nói với chương trình NBC Asian America. "Không có gì bắt đầu ngày mới của bạn hơn là một liều FOMO".
FOMO - sợ bị bỏ lỡ là một chứng lo âu xã hội xuất phát từ niềm tin rằng những người khác có thể đang vui vẻ trong khi người đó không có mặt. Đây là cảm xúc đặc trưng của mong muốn duy trì kết nối liên tục với những gì người khác đang làm.
Eric Sze.
Anh Sze cho biết anh cảm thấy ghen tị khi chứng kiến cảnh bố mẹ, ông bà và bạn bè của mình ở Đài Loan, nơi có chưa đến 1.000 ca nhiễm Covid trong tổng số dân hơn 23 triệu người, tận hưởng cuộc sống bình thường của họ trong khi nước Mỹ phải đối mặt với lệnh phong tỏa, sự xuất hiện của các biến thể mới của virus Corona, việc triển khai tiêm vaccine chậm hơn dự kiến và con số 400.000 người thiệt mạng.
Đó là cảm xúc chung của nhiều người Mỹ gốc Á khi chứng kiến các thành viên trong gia đình và bạn bè của họ ở các nước châu Á, chẳng hạn như Đài Loan, Hàn Quốc, Mông Cổ, Việt Nam, Thái Lan và Campuchia, những nơi mà việc đeo khẩu trang được thực hiện rộng rãi và sự lãnh đạo của chính phủ gồm hình thức cách ly bắt buộc và hỗ trợ tiền mặt khẩn cấp cho người dân đã giúp cho tỷ lệ lây nhiễm covid tại những nước này cực kỳ thấp.
"Tôi nghĩ rằng nỗi thất vọng lớn nhất của tôi là thiếu sự hỗ trợ của cộng đồng trên phạm vi toàn quốc", anh Sze nói về nước Mỹ. "Tôi hiểu rằng chính trị lưỡng đảng có xu hướng gây chia rẽ đất nước, nhưng một phần trong tôi nghĩ rằng nhân loại sẽ luôn đi trước chính trị, nhưng rõ ràng là thực tế không phải như vậy."
Nguyên nhân thành công của Việt Nam
Anh Sze, người có nhà hàng đã quyên góp được gần 150.000 USD để cung cấp 15.000 suất ăn cho các bệnh viện và nhà tạm trú trong những ngày đen tối nhất của đại dịch covid ở New York, cho biết gia đình anh ở Đài Loan cảm thấy "lo ngại, nhưng không ngạc nhiên" trước phản ứng của nước Mỹ đối với dịch Covid-19: "Cái giá của tự do nhận thức dường như tăng theo cấp số nhân với các đại dịch".
Khi Carla Doan, cư dân Las Vegas, nhìn thấy hình ảnh gia đình cô ở Việt Nam sống có thể đi ra ngoài, cô cho biết điều đó khiến cô khao khát được sống một cuộc sống bình thường tại Mỹ. Theo các chuyên gia y tế công cộng, người dân Việt Nam cảm thấy có trách nhiệm chung đối với việc phòng dịch Covid-19 và ủng hộ tích cực các hành động dập dịch nhanh chóng của chính phủ. Mặc dù chung biên giới với Trung Quốc và dân số 96 triệu người, nhưng Việt Nam đã ghi nhận chưa đến 2.000 trường hợp nhiễm bệnh và hơn 30 trường hợp tử vong trong đại dịch.
Tháng 1 năm ngoái, lãnh đạo Việt Nam đã ra lệnh cho các cơ quan chính phủ thực hiện các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn sự lây lan của virus, chẳng hạn như phong tỏa và sơ tán các thành phố, áp đặt các quy định hạn chế đi lại, đóng cửa biên giới với Trung Quốc và triển khai 1 chiến dịch hùng hậu truy vết lịch sử đi lại.
Du khách và những người có thể tiếp xúc với virus đã được đưa đến các trung tâm cách ly miễn phí trong 2 tuần và chính phủ liên lạc thường xuyên với người dân thông qua việc gửi các tin nhắn đến điện thoại hướng dẫn người dân cách bảo vệ bản thân tốt nhất. "Tôi nghĩ sự khác biệt [giữa Việt Nam và Mỹ] là khi chính phủ của họ yêu cầu làm điều gì đó, mọi người đều tuân thủ", Carla Doan nói.
Cô Doan cho biết cô cảm thấy thất vọng vì 1/2 người Mỹ dường như tuân thủ đeo khẩu trang và các quy tắc giãn cách xã hội, nhưng "bởi vì phần còn lại lại không muốn làm như vậy", điều đó khiến cô cảm thấy nỗ lực của mình trở nên vô ích. Cậu con trai 16 tháng tuổi của cô đã không thể có một bữa tiệc sinh nhật đầu tiên vì đại dịch và cô Doan không chắc liệu cậu bé có thể tổ chức sinh nhật lần thứ hai hay không.
Một số người Mỹ gốc Á biết rằng các nước châu Á theo chủ nghĩa tập thể sẽ chống dịch covid hiệu quả hơn và mở cửa trở lại nền kinh tế nhanh hơn Mỹ vì người dân tại đât đề cao những nhu cầu cộng đồng.
Diana Choi, người sống ở Hàn Quốc khi còn nhỏ và hiện đang sống ở Dallas, cho biết Hàn Quốc đã thành công trong việc khống chế dịch Covid-19 vì người dân "chú trọng lợi ích cộng đồng" và không đề cao chủ nghĩa cá nhân. Quốc gia với dân số 51 triệu người được hưởng lợi từ công nghệ truy vết trên quy mô lớn và các biện pháp xét nghiệm nhanh chóng và miễn phí. Hàn Quốc cũng rút ra bài học từ những sai lầm mắc phải trong quá trình khống chế dịch MERS vào năm 2015.
"Tôi biết họ sẽ cẩn trọng, luôn đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với mọi người vì họ rất sợ mọi người sẽ nghĩ xấu về họ nếu họ không làm vậy" cô Choi nói. "Ở Mỹ, người ta chính trị hóa vấn đề đeo khẩu trang tại thời điểm không đúng lúc chút nào".
Diana Choi. Ảnh: NBC.
Khi thấy gia đình và bạn bè ở Hàn Quốc đi dạo hoặc đi ăn, cô Choi - người bị bệnh tim khiến cô nằm trong nhóm nguy cơ cao nếu mắc Covid - cho biết cô "ghen tị vì họ đang ở một nơi mà mọi người luôn thận trọng và quan tâm tới người khác".
"Mỹ được cho là quốc gia hùng mạnh nhất, nhưng trở nên quá chia rẽ và hỗn loạn vì đại dịch", Choi nói.
Trong khi cách thức chính quyền cựu Tổng thống Trump xử lý Covid-19 bị các quan chức y tế công cộng trong và ngoài nước chỉ trích rộng rãi, Tân tổng thống Joe Biden gần đây đã đề xuất gói cứu trợ Covid-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ USD với mục tiêu tiêm chủng vaccine covid cho 150 triệu người dân và mở cửa lại trường học trong 100 ngày đầu tiên nhậm chức.
Ông Biden cũng đang áp dụng quy định đeo khẩu trang trong các tòa nhà chính phủ trong 100 ngày và triển khai Vệ binh Quốc gia tại các khu tiêm chủng vắc xin trên khắp đất nước.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị